Sưng mí mắt dưới: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

Ngày đăng bài: 21-08-2023

Sưng mí mắt dưới không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn làm người bệnh cảm thấy khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt. Tình trạng này khá phổ biến, nhưng không nên lơ là, nếu thấy kéo dài trong nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa mắt. Vì có thể đây là dấu hiệu bệnh lý cần can thiệp y tế sớm.

Sưng mí mắt dưới là bệnh gì?

Bị sưng mí mắt dưới là tình trạng vùng mí mắt phía dưới bị sưng phù do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cơ chế chính của hiện tượng này là do sự tích tụ dịch ở bên trong mô liên kết hoặc viêm nhiễm ở vùng dưới mắt.

Mức độ ảnh hưởng của tình trạng mắt sưng mí mắt dưới đến cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào mức độ sưng và đau. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể không thể mở mắt hoàn toàn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, bác sĩ sẽ chọn phương pháp điều trị phù hợp sau khi thăm khám.(1)

Sưng mí mắt dưới

Mức độ sưng mí mắt dưới dù ít hay nhiều cũng mang đến nhiều bất tiện cho người bệnh

Dấu hiệu khi bị sưng mí mắt dưới

Bệnh sưng mắt dưới thường đi kèm với một vài triệu chứng khác như:

1. Mắt bị kích ứng

Khi mắt bị kích ứng, sưng lên có thể gây ra cảm giác đau nhức, khiến cho việc nhìn và tập trung trở nên khó khăn.

2. Nhạy cảm ánh sáng

Người bệnh sẽ cảm thấy khá khó khăn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hay ánh sáng mạnh, làm cho mắt phải nhíu lại.

3. Đỏ mí mắt, đau mắt đỏ

Mí mắt có thể đỏ lên, đi kèm với sự phát triển của các gân đỏ hoặc các chấm đỏ xuất huyết xung quanh mắt.

4. Mí mắt bị khô

Đôi khi, sưng mí mắt dưới cũng đi kèm với việc da quanh mí mắt trở nên khô và bong tróc. Tuy nhiên, điều này cũng có thể là dấu hiệu của lão hóa, tác động từ môi trường, hoặc một số tình trạng sức khỏe khác như viêm da tiếp xúc, viêm bờ mi,…

5. Chảy dịch mắt

Đây là hiện tượng nước mắt không được đẩy ra khỏi mắt, dẫn đến sự tích tụ của chất thừa hay “dịch tiết”, ở góc phía trong của mắt cũng như dọc theo bờ mí. Dịch mắt thường không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu đau mí mắt dưới đi kèm với dịch mắt có sự thay đổi về màu sắc, độ đặc hoặc số lượng, thì có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý mắt nghiêm trọng hơn.

6. Chảy nước mắt không kiểm soát

Khi mắt quá kích thích hoặc ngứa, có thể dẫn đến tình trạng chảy nước mắt sống không kiểm soát.

Sưng mí mắt dưới

Chảy nước mắt không kiểm soát là một trong những biểu hiện của bệnh sưng mí mắt

Triệu chứng khẩn cấp

Bên cạnh các triệu chứng đi kèm mí mắt dưới bị sưng thường gặp như trên, bạn cũng nên lưu ý nếu thấy xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng sau đây:

  • Đau trong mắt
  • Tầm nhìn mờ hoặc méo mó
  • Khả năng nhìn bị ảnh hưởng nhiều
  • Cảm giác có dị vật kẹt trong mắt
  • Không thể di chuyển mắt như bình thường

Khi gặp các tình trạng trên bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt. Vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm liên quan đến mắt. Điển hình như ung thư mắt, mặc dù khá hiếm, nhưng chúng có thể khiến mắt bị đẩy về phía trước, nhìn mí mắt có vẻ như sưng lên trong khi thực tế là do áp lực từ khối u.

Nguyên nhân dẫn đến bị sưng mí mắt dưới

Trước khi tìm hiểu về các biện pháp điều trị, bạn cần hiểu rõ về các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mí mắt dưới bị sưng. Biết được nguyên nhân gốc rễ sẽ giúp tiếp cận với vấn đề một cách hiệu quả và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.

1. Nguyên nhân thông thường

a) Bị mất ngủ

Chất lượng giấc ngủ kém hoặc không đủ cũng có thể là nguyên nhân gây khiến bạn bị sưng mí mắt dưới. Đôi lúc không ngủ sâu vào ban đêm, mắt dưới của bạn có thể bị sưng lên vào sáng hôm sau. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn mất ngủ kéo dài, đặc biệt nếu đi kèm với stress, lo lắng, và các yếu tố căng thẳng khác trong cuộc sống.

Sưng mí mắt dưới

Mất ngủ ban đêm khiến mắt mệt mỏi và dễ sưng vào ngày hôm sau

b) Dị ứng mắt

Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bị sưng bọng mắt dưới. Những tác nhân gây dị ứng có thể rất đa dạng, bao gồm mỹ phẩm, bụi, lông vật nuôi và phấn hoa. Khi mắt của bạn phản ứng với chất gây dị ứng, nó có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng, bao gồm đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt, cùng với sưng mí.

c) Do khóc nhiều

Khóc nhiều không chỉ làm mắt bạn mỏi mệt mà còn có thể gây sưng bọng mắt. Khi cảm xúc dồn dập và bạn không thể kiềm chế nổi, máu trong cơ thể có thể tăng cường lưu thông đến vùng mô xung quanh mắt. Khóc nhiều có thể gây vỡ các mao mạch quanh mắt, dẫn đến bị sưng dưới mắt. Các triệu chứng khác gồm mỏi mắt, nhức mắt và đỏ mắt.

d) Bạn đang mệt mỏi

Làm việc kéo dài mà không có thời gian nghỉ ngơi có thể khiến cơ thể bạn kiệt sức. Khi cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, các mô xung quanh mắt có thể bị giữ nước. Vùng dưới mắt sau một thời gian có thể sưng lên.

2. Nguyên nhân do bệnh lý nguy hiểm

1) Bị chắp, lẹo mắt

Chắp mắt là hiện tượng sưng dạng u hạt mãn tính của tuyến Meibomius ở mắt. Chắp mắt không chỉ gây ra các nốt đỏ, cứng như hạt đậu dưới mí mắt, mà còn khiến cho phía bên trong mí mắt bị sưng và đau. Bệnh này có thể tái phát nhiều lần và dễ lây lan nếu không được điều trị đúng cách.

Lẹo mắt là tình trạng nhiễm trùng tại tuyến chân lông mi dưới mắt, gây ra viêm cấp tính. Lẹo mắt cũng có thể xuất hiện ở phía bên trong mí mắt do nhiễm trùng ở tuyến dầu. Khi mới xuất hiện, lẹo dưới mắt chỉ sưng nhẹ, đỏ và ngứa, sau đó hiện cục rắn như hạt gạo, mưng mủ và sẽ bị vỡ sau 3 – 4 ngày.

Sưng mí mắt dưới

Lẹo mắt có thể xuất hiện ở mí trên và cả mí dưới mắt

b) Viêm kết mạc

Sưng mí mắt dưới có thể là dấu hiệu của viêm kết mạc, còn được gọi là đau mắt đỏ. Bệnh này rất dễ lây qua đường hô hấp, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Những triệu chứng đi kèm với sưng dưới mắt có thể bao gồm mắt đỏ và tiết dịch mắt.

c) Viêm mô tế bào hốc mắt

Viêm mô tế bào hốc mắt là tình trạng nhiễm trùng sâu tại vùng mô mi mắt. Bệnh có thể lan truyền nhanh chóng và thường gây ra cảm giác đau đớn nặng nề. Chỉ cần một vết xước nhỏ, vi khuẩn cũng có thể tiếp cận và gây viêm mô tế bào hốc mắt.

Mức độ nặng của bệnh sẽ quyết định bạn cần dùng thuốc kháng sinh qua đường uống hay phải sử dụng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Nếu bạn thấy mí mắt của mình bị đau, đỏ và sưng lên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức. Đây là những dấu hiệu sớm và nên được chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng tiếp theo.

d) Viêm bờ mi mắt

Viêm bờ mi là tình trạng nhiễm trùng đường mi mắt, thường xuất hiện nhiều ở những người có nhiều vi khuẩn trong và xung quanh mi mắt. Bệnh thể hiện qua các triệu chứng như lông mi bị nhờn, có vảy giống như gàu xung quanh lông mi. Đôi khi, viêm bờ mi còn làm sưng mí mắt dưới và đau.

Viêm bờ mi là bệnh mạn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thay vào đó, nó thường diễn tiến theo chu kỳ – những đợt bệnh nặng hơn rồi tự giảm nhẹ. Vì vậy, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để được kê đơn thuốc giảm bớt tình trạng viêm nhiễm.

e) Virus herpes gây bệnh ở mắt

Herpes mắt là bệnh nhiễm trùng do virus herpes bên trong và xung quanh mắt gây ra. Bệnh thường phổ biến ở trẻ em. Herpes mắt có thể trông giống như đau mắt đỏ nhưng không gây ra tổn thương rõ rệt.

f) Bệnh Grave

Đây là một tình trạng rối loạn nội tiết gây ra bởi tuyến giáp hoạt động quá mức. Khi đó, tuyến giáp sẽ giải phóng các tế bào để chống lại nhiễm trùng trong mắt. Các kháng thể được giải phóng trong quá trình này có thể gây viêm và sưng trong mắt. Bệnh Grave thường được chỉ định điều trị bằng cách kiểm soát hoạt động của tuyến giáp và giảm viêm mắt.

g) Tắc ống lệ

Tắc ống lệ khiến nước mắt bị giữ lại, từ đó gây đau và sưng bọng mắt dưới. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là những người dễ bị tắc ống lệ. Trong hầu hết các trường hợp, tắc ống lệ không gây hại. Phương pháp điều trị thường bao gồm việc chườm nóng và massage, nhằm giảm sưng và giúp ống lệ thông suốt. Tuy nhiên, nếu mí mắt bị đau kèm theo sốt, bạn nên đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời.

Những phương pháp điều trị sưng mí mắt dưới

Sau khi đã nắm rõ nguyên nhân, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các phương pháp điều trị mắt sưng mí dưới. Lưu ý, phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, không nên tự ý điều trị tại nhà mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

1. Cần đến bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân

Việc xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng sưng mí mắt dưới đòi hỏi sự can thiệp của bác sĩ. Dựa trên triệu chứng và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp, chẳng hạn như:

  • Sử dụng kháng sinh: Các loại kháng sinh dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt có thể giúp kháng viêm và giảm sưng đỏ.
  • Can thiệp y tế: Trong trường hợp viêm nặng, sưng tấy quá lớn, gây ngứa, đau, rát, việc can thiệp y tế sâu hơn bằng cách chích lấy mủ có thể cần thiết. Phương pháp này chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và tại bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để tránh các biến chứng nguy hiểm.
  • Sử dụng nước mắt nhân tạo: Đối với những trường hợp viêm mạn tính, việc dùng nước mắt nhân tạo có thể được bác sĩ chỉ định nhằm giúp làm mát và giảm sự khô ráp của mắt.

Lưu ý rằng, dù bất cứ biện pháp điều trị nào, việc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ là rất quan trọng, điều này giúp đảm bảo hiệu quả và tránh các biến chứng không mong muốn.

Sưng mí mắt dưới

Hãy đến bác sĩ nhãn khoa để nhận được chẩn đoán chính xác nhất

2. Chườm khăn lạnh giảm đau

Bạn có thể chườm khăn lạnh để cải thiện tình trạng bị sưng mắt dưới do khóc nhiều, thiếu ngủ. Đây là phương pháp đơn giản nhưng lại khá hiệu quả, vì khi áp dụng nhiệt độ thấp lên vùng da quanh mắt, các mạch máu sẽ được thư giãn, giúp làn da co lại, từ đó giảm sưng mí mắt.

Việc chườm lạnh cần sự cẩn trọng để tránh những tác động không mong muốn lên da. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, sau đó đặt đá vào trong và gấp chúng lại. Tiếp theo, đặt chiếc khăn chứa đá ở hai bên mắt trong khoảng thời gian vài phút. Hoặc bạn chỉ cần nhúng khăn vào nước lạnh, vắt nhẹ và đắp lên mắt cũng có tác dụng giảm sưng mắt nhanh chóng. Lưu ý, nên tránh để đá tiếp xúc trực tiếp với da, vì có thể gây bỏng lạnh.

3. Điều trị mí mắt dưới bị sưng do dị ứng

Khi bạn bị sưng mí mắt dưới do dị ứng, việc đầu tiên cần làm là liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và chỉ định cách điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như nhỏ mắt kháng histamin, thuốc dị ứng dạng uống và nước nhỏ mắt nhân tạo.

Thuốc nhỏ mắt kháng histamin là một giải pháp hiệu quả giúp giảm sưng và ngứa ở mắt do dị ứng. Ngoài ra, thuốc dị ứng dạng uống cũng thường được chỉ định để hỗ trợ điều trị. Đối với trường hợp mắt bị khô do dị ứng, việc sử dụng nước nhỏ mắt nhân tạo có thể giúp giảm sưng và làm dịu cảm giác khó chịu.

Trong trường hợp dị ứng mắt nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc steroid để giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc steroid. Vì nếu sử dụng sai cách, chúng có thể gây ra những tác động tiêu cực như loét mắt, giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.

4. Chắp, lẹo chườm khăn ấm

Trường hợp bạn bị sưng mí mắt dưới do chắp hoặc lẹo, một trong những biện pháp hữu ích nhất là đắp mắt bằng gạc sạch nhúng nước ấm hoặc nước muối loãng ấm.

Đầu tiên, nhúng một miếng gạc sạch vào nước ấm hoặc nước muối loãng ấm. Đảm bảo nước có độ nóng tương đối, ở mức da có thể chịu đựng được, để tránh gây phỏng. Sau đó, đặt miếng gạc này lên vùng mắt bị sưng, giữ cho đến khi gạc nguội. Thực hiện việc 3 – 6 lần mỗi ngày để nhận được kết quả tốt nhất.

Đừng cố gắng nặn lẹo mắt vì có thể gây nhiễm trùng. Bên cạnh việc đắp ấm, hãy bôi thuốc mỡ tại nhà theo đơn của bác sĩ.

5. Đeo kính râm lúc ra ngoài khi mí mắt dưới bị sưng

Khi bạn đang trong quá trình điều trị mắt sưng mí dưới, việc sử dụng kính râm có thể giúp bảo vệ mắt khỏi những tác động không mong muốn từ môi trường xung quanh.

Kính râm không chỉ giúp bạn tránh ánh nắng mặt trời gây hại mà còn bảo vệ mắt khỏi khói và bụi. Khi đi ngoài trời, đặc biệt là trong thời gian nắng gắt, việc đeo kính râm sẽ giúp giảm thiểu tổn thương cho mắt, hỗ trợ quá trình hồi phục sưng mí mắt.

Đối với những người đang sử dụng kính áp tròng, hãy chú ý vệ sinh kính một cách thường xuyên và cẩn thận để tránh nhiễm trùng. Nếu mắt bạn đang bị sưng, tốt nhất nên tạm thời dừng việc sử dụng kính áp tròng và thay bằng kính cận (nếu có) cho đến khi tình trạng mắt cải thiện.

Sưng mí mắt dưới

Đeo kính râm để bảo vệ mắt

Một số biện pháp phòng ngừa sưng mí mắt dưới hiệu quả

1. Bỏ thói quen dụi mắt bằng tay

Việc dụi mắt có thể mang lại cảm giác thoải mái tạm thời, nhưng nếu bạn đang cố gắng hạn chế tình trạng sưng bọng mắt dưới, đây chính là thói quen cần loại bỏ.

Ngoài việc có thể làm tổn thương mắt, dụi mắt còn có nguy cơ đưa các vi khuẩn từ tay vào mắt gây nhiễm trùng. Điều quan trọng nhất để phòng tránh sưng mí mắt tái phát chính là giữ cho mắt luôn sạch sẽ, tránh chạm vào mắt, đặc biệt khi bạn chưa rửa tay.

2. Lưu ý chọn mỹ phẩm trang điểm không có thành phần kích ứng

Hãy đảm bảo các sản phẩm trang điểm và làm đẹp của bạn không chứa các thành phần gây kích ứng mắt và dẫn đến viêm sưng mí mắt dưới. Vì vậy, hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm trang điểm và làm đẹp không chứa hương liệu.

Để kiểm tra xem mình có phản ứng dị ứng với bất kỳ sản phẩm làm đẹp nào hay không, hãy thử sử dụng sản phẩm đó trên cổ tay trước khi áp dụng lên mặt. Nếu sau một thời gian không có bất kỳ dấu hiệu kích ứng nào xuất hiện, sản phẩm đó có thể an toàn để sử dụng cho mặt.

Sưng mí mắt dưới

Mỹ phẩm trang điểm cũng là một trong những tác nhân gây dị ứng mắt

3. Xét nghiệm dị ứng

Nếu muốn phòng tránh tình trạng sưng mí mắt dưới tái diễn, bạn có thể xét nghiệm để biết tác nhân gây dị ứng mắt của bạn là gì. Để xác định chính xác tác nhân gây dị ứng mắt, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, kiểm tra mắt để phát hiện các triệu chứng liên quan đến dị ứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khai thác thêm tiền sử bệnh của bạn và gia đình, nhằm tìm ra các nguy cơ tiềm ẩn hoặc tác nhân gây dị ứng.

4. Để mắt được nghỉ ngơi đầy đủ

Một trong những biện pháp hữu ích để đảm bảo sức khỏe mắt là ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Để mắt được nghỉ ngơi đầy đủ, hãy hạn chế sử dụng tivi, máy tính và điện thoại, đặc biệt là vào ban đêm, trong môi trường thiếu ánh sáng. Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình các thiết bị điện tử có thể gây mệt mỏi và căng thẳng cho mắt.

5. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mắt

Cuối cùng, không thể không nhắc đến tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ. Sưng mí mắt dưới không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến mắt.

Việc kiểm tra mắt định kỳ sẽ giúp bạn nhận biết sớm các vấn đề sức khỏe mắt tiềm ẩn. Điều này không chỉ giúp bạn có thể tiếp cận và điều trị các vấn đề này kịp thời mà còn giúp việc điều trị được tiến hành một cách hiệu quả.

Chăm sóc sức khỏe mắt không chỉ nằm ở việc ngăn ngừa những nguy cơ khiến mí mắt dưới bị sưng. Để đôi mắt luôn trong trạng thái tốt nhất, bạn nên tập trung vào việc cung cấp các dưỡng chất có lợi dành cho mắt. Những loại dưỡng chất này không chỉ phòng ngừa các bệnh về mắt mà còn nuôi dưỡng và cải thiện chức năng mắt.

Để chăm sóc đôi mắt một cách toàn diện, bạn có thể cân nhắc sử dụng viên bổ mắt Wit của Mỹ để chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong. Sản phẩm này chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên, chiết xuất từ một loại bông cải xanh giàu sulforaphane, được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Broccophane giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin, một loại protein phân tử nhỏ tốt cho mắt. Thioredoxin có khả năng bảo vệ tế bào thị giác khỏi các chất gây hại, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể, giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và sáng rõ.

Không chỉ có tinh chất Broccophane, Wit còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mắt khác như Lutein, Zeaxanthin, Novo Omega, Beta Carotene, Vitamin C, Vitamin E, Zinc,… Những dưỡng chất này “hiệp đồng” tăng sức đề kháng cho mắt, giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng sưng mí mắt, làm chậm quá trình lão hóa của mắt và giúp mắt hoạt động tốt hơn.

Sản phẩm Wit

Bổ sung dưỡng chất từ viên uống bổ mắt Wit để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh lý về mắt

Với sự kết hợp của nhiều dưỡng chất quan trọng, Wit là lựa chọn hoàn hảo để chăm sóc và bảo vệ đôi mắt từ sâu bên trong. Sản phẩm này không chỉ giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng sưng mí mắt, mà còn bảo vệ đôi mắt một cách toàn diện trước các yếu tố gây hại từ môi trường.

Thông qua những thông tin chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đã nắm bắt được vấn đề và biết cách ứng phó một cách hiệu quả khi gặp phải tình trạng sưng mí mắt dưới. Hãy luôn quan tâm đôi mắt của mình và đừng chần chừ khi cần tìm kiếm sự giúp đỡ y tế. Bên cạnh đó, bổ sung các dưỡng chất có lợi cho mắt cũng là yếu tố cần thiết để giữ cho đôi mắt sáng khỏe.

Đánh giá bài viết
30-08-2023
mua_wit