Tắc tuyến lệ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tuyến lệ là bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất và vận chuyển dịch lệ – chứa các chất chống nhiễm khuẩn, vitamin và nước, giúp mắt được bôi trơn và bảo vệ nhãn cầu khỏi những tác nhân gây hại. Vậy, tắt tuyến lệ có gây nguy hiểm gì cho mắt? Và cách điều trị bệnh tắc tuyến lệ như thế nào?
Tắc tuyến lệ là gì?
Tuyến lệ đảm nhiệm vai trò sản sinh ra nước mắt, giúp cho mắt luôn giữ được độ ẩm, làm sạch giác mạc đồng thời bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và vật thể lạ. Khi tắc tuyến lệ xảy ra do hệ thống dẫn lưu nước mắt bị nghẽn hoặc do nguyên nhân khác, làm chảy nước mắt sống, đau mắt… nghiêm trọng hơn có thể gây các bệnh nhiễm trùng mạn tính cho đôi mắt. (1)
Bệnh tắc tuyến lệ có nguy hiểm không?
Tuyến lệ bị nghẽn gây ra nhiều dấu hiệu khác nhau, làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Nếu bệnh tắc tuyến lệ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như nhiễm trùng mắt, làm suy giảm thị lực.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tắc tuyến lệ ở người lớn
Tắc tuyến lệ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Do bẩm sinh: Nguyên nhân đầu tiên gây tắc tuyến lệ có thể kể đến là do bẩm sinh. Trong quá trình phát triển, lệ đạo của bé có những triệu chứng bất thường như không có điểm lệ, viêm đường lệ sơ sinh, rò túi lệ, lệch vách ngăn… Điều này, có thể gây ảnh hưởng đến thị lực sau khi lớn và tùy từng độ tuổi sẽ có những cách điều trị khác nhau.
- Do tuổi tác: Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, những người lớn tuổi thường dễ bị tắc tuyến lệ do ống dẫn lưu nước mắt ngày càng thu hẹp. Sau một thời gian sẽ gây tắc nghẽn lệ đạo.
- Mắt bị nhiễm trùng, viêm nhiễm: Những người có tiền sử bị viêm mắt, viêm xoang mạn tính, nhiễm trùng mắt mãn tính… có thể khiến lệ đạo bị nghẽn bằng cách kích thích các mô hình thành sẹo, gây cản trở trong việc thoát nước mắt.
- Polyp mũi: Polyp mũi là bệnh viêm mãn tính, thường liên quan đến các bệnh lý như hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp. Khi niêm mạc mũi phía trong xoang cạnh mũi bị viêm sẽ hình thành nên các mẫu thịt thừa nhỏ, chèn ép lên hệ thống dẫn lưu nước mắt, dẫn đến tắc tuyến lệ.
- Bị chấn thương ảnh hưởng mắt: Các chấn thương gần vùng mắt do tai nạn hoặc do phẫu thuật để lại, nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây nhiều vấn đề về mắt, làm cho hệ thống dẫn lưu nước mắt bị chặn lại.
- Tác dụng phụ khi điều trị ung thư: Các thành phần trong thuốc hóa trị và xạ trị có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến lệ.
Các dấu hiệu của bệnh tắc tuyến lệ
Người bệnh có thể nhận biết bệnh tắc tuyến lệ qua những dấu hiệu sau:
Chảy nước mắt quá nhiều: Chảy nước mắt là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân bị tắc tuyến lệ. Vì khi đó, nước mắt không thể thoát ra ở hệ thống thoát nước như bình thường nên có xu hướng chảy ra bên ngoài. Nếu để tình trạng này tiếp tục kéo dài có thể gây viêm mắt, nhiễm trùng mắt. (2)
Chảy nước mắt sống là dấu hiệu dễ nhận biết nhất ở bệnh nhân bị tắc tuyến lệ
Chảy dịch tiết bất thường: Tắc tuyến lệ cũng gây nhiều triệu chứng khác cho mắt như mắt chảy mủ (thường sẽ có màu vàng nhạt). Nếu mủ mắt chảy liên tục sẽ làm giảm tầm nhìn và thị lực của người bệnh, đồng thời gây đóng ván ở mi mắt.
Đỏ trong tròng trắng mắt: Khi bạn thấy mắt xuất hiện các biểu hiệu như bị đỏ, đau, chảy nhiều mủ và đọng lại trên mi,… đây có thể là dấu hiệu bạn đang bị viêm mắt do tắc tuyến lệ.
Sưng đau trong hốc mắt: Tuyến lệ là bộ phận bắt đầu từ góc trong của mi mắt dưới, kéo dài xuống mũi. Khi ống lệ bị tắc sẽ làm cho nước mắt bị giữ lại bên trong gây ra tình trạng sưng, đau cho mắt.
Cách chẩn đoán tắc tuyến lệ như thế nào?
Bệnh nhân có thể được chẩn đoán bệnh tắc tuyến lệ qua những phương pháp sau đây:
Thăm khám mắt: Thăm khám mắt lâm sàng sẽ giúp bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán được sơ bộ tình trạng sức khỏe của mắt.
Kiểm tra ống dẫn lưu nước mắt: Qua điểm lệ ở góc trong của mắt, bác sĩ sẽ bơm một lượng dịch vừa đủ vào hệ thống lệ đạo của người bệnh. Nếu dịch vừa bơm không chảy xuống họng thì bệnh nhân đã bị tắc tuyến lệ.
Nhuộm Fluorescein: Fluorescein là một chất màu được sử dụng trong các chẩn đoán liên quan đến bệnh lý mắt như tắc tuyến lệ. Khi bơm Fluorescein vào mắt, dựa vào độ di chuyển của Fluorescein bác sĩ có thể chẩn đoán được bạn có đang bị tắc tuyến lệ hay không.
Chất màu Fluorescein được bơm vào mắt để đánh giá tình trạng của tuyến lệ
Những đối tượng có nguy cơ bị tắc tuyến lệ?
Tắc tuyến lệ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó có một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bệnh cao hơn:
Trẻ sơ sinh: Bệnh tắc tuyến lệ thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do quá trình hình thành tuyến lệ ở mắt bé chưa hoàn chỉnh: đầu ống lệ còn màng tắc hoặc một trong hai ống lệ phát triển bất thường.
Người trung niên: Khi tuổi càng lớn, nhiều bộ phận trên cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hoá, bao gồm cả mắt. Theo đó, càng lớn tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tắc tuyến lệ càng cao, đặc biệt là phụ nữ mắc các bệnh viêm mắt mãn tính hoặc tật khúc xạ về mắt.
Xem thêm: Rối loạn tuyến lệ
Tỷ lệ mắc bệnh tắc tuyến lệ ở người trung niên cao hơn do sự lão hoá của cơ thể
Người đã từng phẫu thuật: Những đối tượng từng can thiệp phẫu thuật mắt, mũi và các vùng xung quanh cũng có nguy cơ cao bị mắc bệnh lý này.
Người đang trong quá trình điều trị ung thư: Thuốc điều trị ung thư và các phương pháp xạ trị ung thư có thể gây tác dụng phụ, làm cho tuyến lệ bị nghẽn tại một vị trí bất kỳ.
Phòng ngừa tắc tuyến lệ như thế nào?
Bạn có thể thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa bệnh tắc tuyến lệ:
- Giữ cho tay luôn sạch sẽ, thường xuyên rửa tay để loại bỏ các loại vi khuẩn có thể gây viêm mắt.
- Có thể sử dụng dung dịch rửa mắt chuyên dụng hoặc nước muối nhỏ mắt để vệ sinh mắt hằng ngày, loại bỏ bụi bẩn và các yếu tố gây hại cho mắt.
- Không nên dụi tay vào mắt, hành động này sẽ gây tổn thương đến các bộ phận liên quan đến mắt và dễ dẫn đến tình trạng tắc tuyến lệ.
- Cần vệ sinh sạch sẽ kính áp tròng sau khi sử dụng.
- Không sử dụng chung mỹ phẩm với người khác, đặc biệt là cọ, mascara, bấm mi, bút kẻ mắt…
- Nếu bạn đang điều trị các bệnh lý về mắt, cần tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến mắt.
- Thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao, để giúp phát hiện sớm các vấn đề ở mắt và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Xem thêm: Viêm tuyến lệ
Một số phương pháp điều trị tắc tuyến lệ hiệu quả
Để điều trị tắc tuyến lệ, tuỳ thuộc vào từng đối tượng và nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách phương pháp khác nhau, chẳng hạn như:
1. Đối với trẻ sơ sinh
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh sẽ tự động khỏi sau khi tuyến lệ của bé phát triển hoàn thiện, thường sau khoảng 1 tuổi. Do đó, phụ huynh không cần quá lo lắng về tình trạng này. Tuy nhiên, nếu sau 1 tuổi mà vẫn dấu hiệu tắc tuyến lệ vẫn còn tiếp diễn, phụ huynh có thể áp dụng cách vuốt dọc theo sống mũi để làm bật lớp màng ở màn che ống lệ mũi của bé ra.
Ba mẹ có thể áp dụng phương pháp vuốt mũi cho trẻ trên 1 tuổi để làm thông thoáng lệ đạo
Phụ huynh cũng cần thường xuyên vệ sinh mắt cho bé bằng cách dùng khăn mềm hoặc băng gạc sạch lau nước mắt, mủ mắt trong khi bé bị bệnh. Trường hợp, mắt bé bị sưng đỏ bất thường, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín để được điều trị.
2. Đối với bệnh nhân bị chấn thương vùng mặt
Thông thường, bác sĩ sẽ đợi các chấn thương lành sau khoảng vài tháng để xem tình trạng tắc tuyến lệ có được cải thiện hay không. Sau đó, các chuyên gia sẽ dựa vào tình trạng cụ thể mà đưa ra cách chữa trị phù hợp.
3. Đặt luồn ống thông/ stent
Các bác sĩ nhãn khoa sẽ đặt một ống nhỏ silicon hoặc polyurethane chèn qua lỗ nhỏ từ góc mắt bên trong đến mũi nhằm tạo ra một “con đường” để cải thiện dòng chảy của nước mắt.
4. Giãn thông qua ống thông bóng
Khi tình trạng tắc tuyến lệ xảy ra do sẹo, viêm, các chuyên gia sẽ đề xuất sử dụng phương pháp giãn thông qua ống thông bóng để loại bỏ sẹo hoặc các đoạn bị nghẽn trên tuyến lệ.
5. Phẫu thuật mở túi lệ
Phẫu thuật mở túi lệ thường được chỉ định cho các đối tượng mắt bị dị tật bẩm sinh như trẻ nhỏ và những người không đáp ứng được những phương pháp chữa trị khác. Kỹ thuật này sẽ mở một lối thoát nước mắt mới, giúp cho dịch lệ thoát ra ngoài, không bị ứ đọng lại ở bên trong mắt.
6. Nội soi
Nội soi là phương pháp phẫu thuật không để lại sẹo và bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh hơn so với các phương pháp khác. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của kỹ thuật này không cao so với phẫu thuật thông thường. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh nên tìm hiểu kỹ về mức độ thành công của ca mổ, lựa chọn cơ sở uy tín được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại cũng như bác sĩ trình độ chuyên môn cao để đảm bảo được hiệu quả thực hiện được tốt nhất.
Bổ sung thực phẩm hỗ trợ mắt
Để phòng ngừa các dấu hiệu của bệnh tắc tuyến lệ cùng với các bệnh lý mắt khác, bạn nên chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt dành cho mắt, giúp bảo vệ mắt từ sâu bên trong. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu tại Mỹ, tinh chất quý từ thiên nhiên Broccophane (thành phần chính của viên uống bổ mắt Wit) giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh ra Thioredoxin – một loại protein giúp bảo vệ mắt khỏi các yếu tố gây hại như ánh sáng xanh, vi khuẩn, virus… Từ đó, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ mắt từ bên trong, hỗ trợ phòng ngừa và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tắc tuyến lệ.
Bổ sung Broccophane thường xuyên để giúp tăng đề kháng cho mắt, hỗ trợ điều trị các bệnh lý nguy hiểm về thị giác
Viên uống bổ mắt Wit – sản phẩm chăm sóc mắt có nguồn gốc từ Mỹ chứa Broccophane cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho mắt như Zeaxanthin, Beta Carotene, Novo Omega, Vitamin C, Copper Gelatin, Lutein, Vitamin E, Zinc… giúp bảo vệ mắt, giúp mắt sáng khỏe, tăng cường sức đề kháng để phòng tránh các bệnh lý mắt nguy hiểm như hội chứng thị giác màn hình, viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt.
Tắc tuyến lệ là bệnh lý thường gặp ở mắt, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, khi phát hiện mắt có dấu hiệu bất thường nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, điều trị sớm.