Xuất huyết dưới kết mạc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày đăng bài: 24-07-2023

Nếu ở phần tròng trắng dưới mắt xuất hiện những mao mạch màu đỏ, khả năng cao bạn đang bị xuất huyết dưới kết mạc. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Xuất huyết dưới kết mạc là gì?

Kết mạc là một lớp mô mỏng, ẩm ướt, bao phủ phần tròng trắng và bên trong mi mắt, giúp bảo vệ mắt khỏi sự tấn công của tác nhân như khói bụi, vi khuẩn, nắng, gió,… Trên các màng này thường có các sợi thần kinh và mạch máu dày đặc.

Xuất huyết dưới kết mạc (tiếng Anh là Subconjunctival hemorrhage) là tình trạng các mạch máu nhỏ dưới kết mạc bị vỡ, khiến máu len lỏi vào giữa phần kết mạc và củng mạc, tạo hiện tượng có các mao mạch đỏ như vết dầu loang ở tròng trắng mắt. (1)

Nhận biết xung huyết kết mạc như thế nào

Các mạch máu dưới kết mạc có cấu trúc rất mảnh nên thường dễ vỡ, khiến tình trạng này diễn ra rất phổ biến. Thông thường, xuất huyết dưới kết mạc không gây ra cảm giác đau đớn hay ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Khi quan sát mắt trong gương, người bệnh có thể thông qua những vệt máu loang có màu đỏ tươi ở tròng trắng của mắt, nhận biết xuất huyết dưới kết mạc.

Xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết dưới kết mạc có thể tạo nên những vệt máu loang màu đỏ tươi

Đâu là nguyên nhân gây xuất huyết dưới kết mạc?

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng xung huyết kết mạc mà bạn cần lưu ý.

1. Những tác động từ bên ngoài gây chấn thương mắt

Các mạch máu ở kết mạc rất nhạy cảm nên những yếu tố dẫn đến sự gia tăng áp suất đột ngột có thể sẽ khiến các mao mạch này bị vỡ. Thông thường, mạch máu có thể bị vỡ do hắt hơi, ho mạnh, nôn mửa, căng thẳng, ăn đồ cay nóng, dụi mắt mạnh, có vật thể lạ như bụi bẩn, côn trùng rơi vào mắt,…

Những ảnh hưởng từ các yếu tố từ bên ngoài sẽ khiến mạch máu bị vỡ nhưng quá trình hồi phục có thể tự diễn ra. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý che chắn, bảo vệ mắt cẩn thận để tránh tổn thương đến nhiều bộ phận khác của mắt.

2. Do bệnh viêm kết mạc

Viêm kết mạc là bệnh lý nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, virus, nấm, bụi bẩn,… gây ra. Bệnh lý này có thể gây ra tình trạng chảy nước mắt sống, ngứa mắt, sưng mí mắt, mắt cộm, có dịch mủ ở mắt,… Các phần dịch mủ đặc có thể gây cộm, làm mắt dính và khó mở, dễ làm tổn thương các mạch máu ở kết mạc. Viêm kết mạc do Enterovirus 70, Coxsackie A, Leptospira,… có thể là nguyên nhân gây xuất huyết kết mạc.

3. Các bệnh lý rối loạn đông máu

Cơ thể bị thiếu các yếu tố chống đông máu như yếu tố đông máu XIII, sẽ gây ra tình trạng rối loạn đông máu, khiến tình trạng xuất huyết ở kết mạc diễn ra thường xuyên. Nếu ở kết mạc thường xuyên xuất hiện những tia máu, đi kèm với triệu chứng chảy máu chân răng, chảy máu cam thì bạn cần đi xét nghiệm để kiểm tra nguy cơ bị rối loạn đông máu.

Ngoài ra, một số loại thuốc chống đông máu như Warfarin, Aspirin,… sử dụng trong điều trị bệnh liên quan đến tim mạch cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết dưới kết mạc.

4. Biến chứng sau khi lặn sâu

Lặn càng sâu dưới đáy biến, áp lực của nước càng lớn, kết hợp với sự thay đổi đột ngột tăng hoặc giảm áp ở đường thở có thể gây ra tình trạng xuất huyết kết mạc nghiêm trọng.

Xuất huyết dưới kết mạc

Lặn có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết kết mạc

5. Chấn thương vùng đầu mắt

Những tổn thương tại vùng đầu mắt thường không phải là yếu tố trực tiếp gây xuất huyết ở kết mạc, nhưng có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, khiến các mạch máu dễ bị tổn thương và vỡ hơn.

6. Bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây xuất huyết kết mạc. Khi áp lực của máu lên thành mạch quá lớn, đặc biệt đối với những mao mạch mảnh ở kết mạc, sẽ gây vỡ mạch máu. Nếu tình trạng xuất huyết ở kết mạc thường xuyên diễn ra kèm với những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, ngứa râm ran, chảy máu cam, nhức đầu, nóng bừng mặt,… bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra huyết áp sớm.

Triệu chứng xuất huyết dưới kết mạc

Do các mạch máu trên kết mạc rất nhỏ nên dễ tổn thương mà không để lại triệu chứng quá rõ ràng, người bệnh ít khi cảm thấy đau rát ở mắt. Một số triệu chứng tiêu biểu để nhận biết tình trạng này là:

  • Xuất hiện các vệt máu loang màu đỏ ở tròng trắng mắt, trong vòng 24 – 48 tiếng, lượng máu mất thường khoảng 2ml.
  • Quá trình tiêu máu diễn ra tự nhiên khiến cho những mạch máu này đổi thành màu vàng, cam và biến mất trong khoảng 2 tuần.
  • Có thể đi kèm một số tình trạng như cộm, vướng ở mắt, hơi nhói ở phần xuất huyết.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Xuất huyết dưới kết mạc không gây ảnh hưởng đến thị lực và có thể tự khỏi sau 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra nếu phát hiện những triệu chứng dưới đây:

  • Tình trạng xung huyết lâu khỏi, kéo dài hơn 2 – 3 tuần.
  • Ở tròng trắng mắt có quá nhiều vết xuất huyết và xuất hiện thường xuyên.
  • Mắt bị đau, nhìn mờ, khó nhìn,…
  • Dấu hiệu xung huyết xuất hiện ở phần tròng đen của mắt.
  • Xuất huyết ở mắt kèm với chảy máu chân răng, chảy máu mũi,…
  • Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, các bệnh về đông máu, bị chấn thương ở vùng đầu, mặt,…
Xuất huyết dưới kết mạc

Bạn cần lưu ý khi xuất huyết dưới kết mạc gây tình trạng đau, ngứa mắt

Những ai có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết dưới kết mạc

Xuất huyết kết mạc có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nhưng những trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:

  • Người gặp các bệnh lý về mắt, nhiễm trùng mắt, bị chấn thương liên quan đến mắt.
  • Người có tiền sử tiểu đường, tăng huyết áp, lupus ban đỏ hệ thống,…
  • Các bệnh về khả năng đông máu.
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị có khả năng chống đông máu như Aspirin, Warfarin,…
  • Nhiễm phải Enterovirus 70, Coxsackie A, Leptospira (xoắn khuẩn),…
  • Người thường xuyên sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài.
  • Trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng thay đổi áp suất đột ngột sau khi sinh.
  • Thiếu vitamin C, K, hoặc yếu tố đông máu XIII.

Những phương pháp điều trị bệnh xuất huyết dưới kết mạc

Khi phát hiện tình trạng xuất huyết kết mạc trở nên nghiêm trọng, lâu khỏi và đi kèm với những biểu hiện lạ ở mắt khác, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra. Khi thăm khám, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số kiểm tra và xét nghiệm sau để phát hiện các bệnh lý có thể mắc phải như:

  • Hỏi về tiền sử các bệnh về huyết áp, rối loạn đông máu,… và những loại thuốc khác người bệnh đang sử dụng.
  • Đo thị lực bằng đèn pin, kiểm tra phản xạ của mắt.
  • Thực hiện xét nghiệm máu và đo huyết áp để kiểm tra các bệnh lý về rối loạn chảy máu hoặc các bệnh về tim mạch khác.

Thông thường, những tia máu do xuất huyết có thể tự khỏi trong vòng 2 – 3 tuần nên không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra do viêm nhiễm kết mạc hoặc những bệnh lý khác, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn những cách chữa xung huyết kết mạc hiệu quả.

Bệnh nhân cần điều trị dứt điểm bệnh lý gây ra tình trạng xuất huyết kết mạc thì tình trạng này mới được cải thiện. Ngoài ra, bác sĩ có thể tư vấn chườm lạnh, dùng khăn ép mắt để ngăn chặn chỗ xuất huyết lan rộng. Người bệnh không nên dụi mắt và hạn chế sử dụng kính áp tròng.

Xuất huyết dưới kết mạc

Kính áp tròng có thể làm tổn thương kết mạc và gây xuất huyết

Bác sĩ có thể kê đơn axit ascorbic (vitamin C) để hỗ quá trình phục hồi các tổn thương khi tình trạng này tái phát nhiều lần. Trong trường hợp nếu mắt bị khô, người bệnh có thể sử dụng nước nhỏ mắt nhân tạo. Tuy nhiên, việc sử dụng phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa xuất huyết dưới kết mạc

Những điều bạn cần lưu ý để hạn chế tình trạng xuất huyết kết mạc diễn ra thường xuyên là:

  • Không dùng tay dụi mắt để hạn chế làm vỡ các mạch máu và khiến vi khuẩn dễ xâm nhập. Nên mang kính mát khi ra ngoài để bảo vệ mắt.
  • Nên hạn chế sử dụng kính áp tròng để tránh làm tổn thương, viêm nhiễm giác mạc, kết mạc.
  • Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước sạch, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn chườm nóng hoặc chườm lạnh.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên để hạn chế áp lực khi mắt phải làm việc thường xuyên với màn hình máy tính, điện thoại,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để hạn chế tăng huyết áp. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt như bông cải xanh, cam, cà rốt, đu đủ,…

Để hạn chế những áp lực lên mắt gây ra tình trạng xuất huyết dưới kết mạc, bạn cần bảo vệ mắt trước bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, ánh nắng mặt trời và ánh sáng xanh phát ra từ màn hình thiết bị điện tử. Ánh sáng xanh là loại ánh sáng có bước sóng ngắn và có năng lượng cao nên có thể xuyên mạnh vào đáy mắt, ảnh hưởng đến võng mạc, thủy tinh thể và có thể gây viêm nhiễm, sưng mắt khiến tình trạng xuất huyết dưới kết mạc thêm nghiêm trọng.

Trẻ bị sưng mí mắt trên

Đặc biệt, để hạn chế tác động của những yếu tố gây hại đến mắt, các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra công dụng của tinh chất Broccophane trong việc bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể. Broccophane được chiết xuất từ một loại bông cải xanh giàu . có tác dụng gia tăng Thioredoxin – protein thực hiện các phản ứng sinh hóa để ngăn ngừa gốc tự do gây hại cho mắt.

Wit – viên uống bổ mắt đến từ Mỹ – kết hợp giữa tinh chất Broccophane thiên nhiên, Lutein, Zeaxanthin, Omega 3, vitamin A,C,E và khoáng chất Zn, Cu, Mg,… giúp cải thiện các triệu chứng khô mắt, nhức mỏi, chảy nước mắt sống,… do hội chứng thị giác màn hình gây ra nhằm ngăn ngừa xuất huyết dưới kết mạc. Wit còn giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể; cải thiện tình trạng suy giảm thị lực; giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,…

Đánh giá bài viết
24-07-2023
mua_wit