Người bị xuất huyết mắt có nguy hiểm không? Cẩn trọng những gì?

Các mạch máu nằm sâu dưới mắt có thể bị vỡ ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, dẫn đến xuất huyết mắt khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Vậy xuất huyết mắt có nguy hiểm không? Và thường bắt đầu từ nguyên nhân nào? Để giải mã những câu hỏi này, mới quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên nhân gây xuất huyết mắt
Trước khi tìm hiểu xuất huyết mắt có nguy hiểm không thì hãy hiểu đúng xuất huyết mắt là gì? Xuất huyết mắt hay xuất huyết dưới kết mạc là tình trạng một hay vài mạch máu nhỏ dưới củng mạc (phần tròng trắng của mắt) bị vỡ, khiến máu chảy và lan tới giữa lớp củng mạc và kết mạc làm mắt bị đỏ (1). Nguyên nhân khiến mắt xuất huyết có thể kể đến như:
1. Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu được hiểu như là sự thiếu hụt các yếu tố chống đông máu (thông thường là Protein) làm cho máu khó đông và chảy liên tục. Điều này gây ra tình trạng xuất huyết dưới kết mạc. Đặc biệt, đối với đối tượng đang sử dụng thuốc Warfarin, Aspirin hoặc các loại thuốc chống đông máu khác trong điều trị bệnh lý tim mạch cũng gây ra dấu hiệu tương tự.

Các loại thuốc chống đông máu dùng trong điều trị bệnh lý cũng là yếu tố gây xuất huyết mắt
2. Biến chứng sau tai biến
Tình trạng này có thể xảy ra ở những người thích chơi các môn thể thao dưới nước, điển hình là lặn sâu dưới biển. Áp lực nước càng lớn khi càng xuống sâu, dễ gây giảm/ tăng áp đột ngột ở đường thở và làm vỡ mạch máu dưới mắt, gây xuất huyết.
3. Chấn thương mắt
Hệ thống mạch máu dưới vùng mắt khá dày và nhạy cảm, khi vị trí này bị tổn thương do va đập,bị tác động lực bởi tay hoặc vật cứng có thể làm vỡ các mạch máu dưới mắt, gây xuất huyết mắt. Khi mắt bị chấn thương nếu không được điều trị sớm sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
4. Bệnh tăng huyết áp
Những người mắc bệnh tăng huyết áp có khả năng bị xuất huyết mắt cao hơn bình thường. Do hệ thống mạch máu dưới mắt nhỏ và rất nhạy cảm nên khi huyết áp tăng đột ngột, áp lực ở thành mạch máu cũng sẽ tăng theo và làm vỡ mạch máu dưới giác mạc.
5. Do bệnh viêm kết mạc
Xuất huyết mắt là một trong những biểu hiện của bệnh viêm kết mạc do virus Enterovirus 70 hoặc xoắn khuẩn Leptospira gây ra, đi kèm với những biểu hiện khác như nóng rát vùng mắt, chảy nước mắt… Vậy xuất huyết mắt có nguy hiểm không nếu nguyên nhân bắt nguồn từ virus, vi khuẩn xâm nhập? Câu trả lời là có và nếu không được điều trị sớm có thể gây mất thị lực hoàn toàn.

Khi virus tấn công vào kết mạc sẽ gây xuất huyết mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt…
6. Chấn thương vùng đầu, mặt
Khi người bệnh bị chấn thương vùng đầu, mặt do va đập hoặc tai nạn làm cho sự lưu thông máu bị gián đoạn, ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của mắt, gây xuất huyết dưới mắt và các biểu hiện khác như sưng mắt, giảm tầm nhìn, cộm mắt…
7. Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch
Khi áp suất trong các tĩnh mạch tăng cao vượt ngưỡng mức bình thường, sẽ đè lên hệ thống mạch máu một áp lực lớn, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu vùng dưới mắt và gây xuất huyết giác mạc. Một số động tác thường ngày cũng làm tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch như: hắt hơi, mang vác nặng, buồn nôn,…
Xuất huyết mắt có nguy hiểm không?
Xuất huyết mắt chỉ tạo thành vệt máu đỏ (thường dưới 2ml) dưới kết mạc và không gây nguy hiểm đến thị lực. Xuất huyết giác mạc chỉ làm cho người bệnh có chút khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đôi mắt. Tuy nhiên, nếu xuất huyết mắt do chấn thương nặng hoặc các yếu tố viêm nhiễm gây ra có thể khiến tình trạng trở nặng và ảnh hưởng đến thị giác sau này. (2)

Người bệnh nên thăm khám bác sĩ sớm nếu tình trạng xuất huyết mắt kéo dài
Thông thường, sau khoảng thời gian tầm 2 tuần thì tình trạng này sẽ tự động biến mất. Khi thấy vệt máu xuất hiện ở tròng trắng kèm theo các triệu chứng như: có máu chảy ở mũi hoặc chân răng, đau nhức mắt, mất hoặc giảm thị lực… bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Khi bị xuất huyết mắt nên làm gì?
Khi bị xuất huyết mắt, tuyệt đối không được dùng tay dụi mắt để tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu khác nhau, sẽ có những cách làm thuyên giảm triệu chứng, chẳng hạn như:
- Sử dụng nước muối sinh lý dành cho mắt hoặc nước mắt nhân tạo nhỏ từ 1 – 2 giọt vào mỗi mắt để giảm tình trạng cộm mắt hoặc khó chịu.
- Nếu thấy mắt khó chịu, bạn có thể xử lý tạm thời bằng cách chườm đá, băng ép để ngăn chặn độ lan rộng của xuất huyết.
- Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu để điều trị bệnh lý, có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên ngưng thuốc hoặc đổi sang loại thuốc khác hay không, để tránh tình trạng xuất huyết mắt nặng hơn.
- Khuyến cáo nên thăm khám, điều trị chuyên khoa nếu thấy tình trạng kéo dài và có các triệu chứng cơ thể bất thường khác.
Cách phòng ngừa các bệnh lý về mắt
Sau nhiều năm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Hoa Kỳ Johns Hopkins, các nhà khoa học đã tìm thấy Broccophane (tinh chất thiên nhiên có nhiều trong bông cải xanh) có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh Thioredoxin – Protein tự nhiên có tác dụng bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại, trong đó các loại virus gây bệnh lý về thị giác, làm tăng nguy cơ xuất huyết mắt.
Từ đó, giúp mắt được bảo vệ từ sâu bên trong, đồng thời giúp mắt sáng khỏe. Hiện tinh chất này là một trong các thành phần chính của viên uống bổ mắt Wit của Mỹ.

Wit đã được chứng nhận là sản phẩm an toàn, có thể sử dụng đối với trẻ từ 12 tuổi trở nên. Hãy chủ động bổ sung viên uống chăm sóc mắt để phòng tránh được các bệnh lý về mắt nghiêm trọng.
Ngoài tinh chất Broccophane thiên nhiên, Wit còn chứa nhiều thành phần tốt cho mắt khác như Zeaxanthin, Copper Gelatin, Lutein, Beta Carotene, Novo Omega, Vitamin C, Vitamin E, Zinc… Những dưỡng chất này có thể giúp tăng độ đàn hồi mạch máu và sức đề kháng tại mắt, giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về mắt giác như hội chứng thị giác màn hình, thoái hóa hoàng điểm, các tật khúc xạ.
Đến đây, chắc hẳn bạn cũng có được câu trả lời cho câu hỏi xuất huyết mắt có nguy hiểm không. Mặc dù, xuất huyết mắt không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời bổ sung dưỡng chất chuyên biệt nuôi dưỡng, bảo vệ mắt từ sâu bên trong.