Bệnh mù màu có chữa được không? Cách khắc phục như thế nào?

Ngày đăng bài: 08-09-2022

Mù màu là tình trạng khiếm khuyết sắc giác, người bệnh không thể thấy một hoặc một số màu sắc khiến họ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc, ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng sống của người bệnh. Bệnh mù màu có chữa được không, cách khắc phục như thế nào là vấn đề mà mà rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích này.

Hiểu đúng về bệnh mù màu hiện nay

Bệnh mù màu là tình trạng khiếm khuyết sắc giác, không thể phân biệt một hoặc một số màu sắc. Các màu sắc mà họ khó phân biệt là: lá cây, xanh biển hoặc màu được pha lẫn các màu này. Rất may mắn hiếm người mù màu bị rối loạn với tất cả các màu sắc.

Bệnh mù màu thường là hậu quả của rối loạn di truyền, ảnh hưởng nam giới nhiều hơn nữ giới. Theo thống kê, tỷ suất mắc mù màu ở bé trai 1-2/20 (cứ 20 bé trai thì có 1-2 bé bị tình trạng mù màu).

Bệnh mù màu có thể do nguyên nhân từ bên trong như di truyền (liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính), do mắc một trong các bệnh lý sau có thể gây ra mù màu như: Glocom, thoái hóa hoàng điểm tuổi già, bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, chứng nghiện rượu mãn tính, bệnh bạch cầu và bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

Ngoài ra, bệnh mù màu có thể do sử dụng thuốc (thuốc điều trị bệnh tim, cao huyết áp, rối loạn cương cương, bệnh thần kinh hoặc chứng rối loạn cảm xúc). Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với một số hóa chất mạnh tại nơi làm việc, chẳng hạn như disulfua cacbon, phân bón và styrene có thể gây mất màu sắc thị giác.

Bệnh mù màu có chữa được không?

Bệnh mù màu là tình trạng khiếm khuyết sắc giác, không thể phân biệt một hoặc một số màu sắc

Bệnh mù màu có nguy hiểm không?

Bệnh mù màu tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, làm việc và chất lượng sống của người bệnh. Một số nghề nghiệp mà người bị bệnh mù màu không nên lựa chọn: tài xế, thiết kế, họa sĩ… Đặc biệt, bệnh mù màu có thể gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Mù màu có chữa được không?

Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, liệu bệnh mù màu có chữa được không. Câu trả lời rất tiếc là không. Cho đến nay, bệnh mù màu chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh mù màu, nhất là những trường hợp mù màu do di truyền.

Chẩn đoán bệnh mù màu như thế nào?

Khi phát hiện trẻ nhận diện sai các màu sắc (hoặc thường xuyên dùng sai màu vẽ, khó phân biệt màu sắc trong điều kiện ánh sáng yếu, có nhạy cảm với ánh sáng, với những trang sách có nhiều màu sắc trẻ thường không đọc được, trẻ không thích chơi trò đếm đồ vật có nhiều màu sắc hoặc không chơi tô màu), cha mẹ cần cho con đi khám mắt toàn diện và kiểm tra mù màu tại cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa mắt.

Các chuyên gia nhãn khoa khuyên nên khám mắt cho trẻ từ 3-5 tuổi.   Để chẩn đoán chính xác bệnh mù màu, bác sĩ sẽ làm bài kiểm tra mù màu để đánh giá khả năng phân biệt màu sắc của đối tượng. Bài kiểm tra này chủ yếu sử dụng hình ảnh các chấm nhiều màu sắc. Nếu nhìn thấy màu chính xác sẽ phát hiện ra những hình dạng trong mỗi hình ảnh.

Trường hợp không nhận biết được hình ảnh đó chứng tỏ bạn bị bệnh mù màu. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân sắp xếp các màu sắc dựa theo sự tương đồng của chúng với nhau. Nếu bạn xếp sai thứ tự chứng tỏ bạn bị mù màu.

4.  Những phương pháp điều trị và phòng ngừa mù màu

Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên người bệnh phải học cách thích nghi và chung sống với bệnh tật như:

  • Học cách ghi nhớ thứ tự màu sắc của đồ vật, những vật dụng xung quanh như thứ tự màu sắc đèn giao thông.
  • Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc máy tính dành riêng cho người bị mù màu.
  • Nhờ người nhà có thị lực tốt gắn nhãn màu sắc cho quần áo và sắp xếp đồ đạc khi kết hợp với nhau.
  • Trường hợp trẻ đi học thì cần cho giáo viên biết để giúp bé nhận diện màu sắc tốt hơn, vì trẻ bị mù màu thường gặp khó khăn khi nhìn chữ trên bảng xanh lá hoặc khi đọc bài được in trên trang sách nhiều màu, nhiều mực.
  • Sử dụng kính lọc màu cho người mù màu.
  • Tránh tiếp xúc hóa chất độc hại: Khi tiếp xúc với hóa chất cần đeo kính bảo hộ cho mắt.
  • Tránh các chấn thương vùng mắt và vùng đầu, là những vùng dễ gây tổn thương cho thị giác.
  • Bệnh mù màu có thể chẩn đoán trước khi sinh. Do vậy, trước khi lập gia đình cần kiểm tra sức khỏe, bộ nhiễm sắc thể xem có có bất thường gì không, tránh con sinh ra bị mắc phải.
  • Bổ sung chế độ ăn uống tốt cho mắt: Để chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt: vitamin A, C, E, acid béo Omega-3, chất chống oxy hóa… Những dưỡng chất này dồi dào trong các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, rau xanh, trái cây, các loại hạt…

Chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt

Theo các chuyên gia, bảo vệ mắt theo cách thông thường vẫn chưa đủ trước các tác nhân gây hại cho mắt. Do vậy, bên cạnh việc bảo vệ, thích nghi sống chung với bệnh mù màu, thì với trẻ em trên 12 tuổi có thêm giải pháp chủ động bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt, chăm sóc mắt từ bên trong, tăng cường sức khỏe thị lực.

Bằng nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit, với thành phần từ Broccophane từ thiên nhiên giúp hỗ trợ gia tăng Thioredoxin.

Bệnh mù màu có chữa được không?

Wit với thành phần Broccophane thiên nhiên giúp hỗ trợ gia tăng Thioredoxin giúp bảo vệ giúp bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể, giúp thị lực sáng khỏe an toàn

Thioredoxin là loại protein phân tử nhỏ có khả năng cân bằng thành phần tỷ lệ protein của thủy tinh thể. Đồng thời giúp hoạt hóa, tăng phiên mã gen và điều hòa chu trình sống của các tế bào, làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào; bảo vệ tế bào thị giác khỏi các chất gây hại sinh ra bởi các phản ứng bên trong cơ thể cũng như các tác động tiêu cực bên ngoài.

Wit được xem được xem là phương pháp chăm sóc mắt toàn diện, được chiết xuất theo công nghệ tiên tiến bậc nhất của Mỹ, đem lại hiệu quả và an toàn cho người sử dụng, với các công dụng nổi bật sau đây:

  • Hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm mờ và nhòe mắt.
  • Bổ sung các dưỡng chất, hoạt chất sinh học tự nhiên, hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống.

  • Hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô) và hỗ trợ cải thiện thoái hóa hoàng điểm, tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hút thuốc lá và giảm nguy cơ mù lòa.

 

Đánh giá bài viết
14-06-2023
mua_wit