Rối loạn thị giác: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nhìn đôi, nhìn mờ, mù màu, cảm giác khô rát mắt, chói sáng, mỏi vai và cổ … là những triệu chứng điển hình của rối loạn thị giác và làm suy giảm thị lực của người bệnh. Theo các bác sĩ Nhãn khoa, bất cứ ai cũng có thể mắc chứng rối loạn thị giác tại một thời điểm nào đó của cuộc đời, nó có thể mang tính chất tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tính hiệu quả của phương pháp điều trị. Vậy rối loạn thị giác do nguyên nhân gì và cách khắc phục ra sao? Đừng bỏ qua bài chia sẻ dưới đây của các chuyên gia Wit nhé!
Rối loạn thị giác là gì?
Rối loạn thị giác (Visual disturbances) là một trong những chứng bệnh thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là dân văn phòng, học sinh, sinh viên thường xuyên tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại, sách vở ở cự ly gần, …
Bình thường, bề mặt giác mạc có hình cầu, tuy nhiên khi giác mạc có hình dạng bất thường sẽ dẫn đến rối loạn thị giác. Khi bị rối loạn thị giác, giác mạc có độ cong không đều. Sự thay đổi độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ tại nhiều điểm phía trước hoặc phía võng mạc, dẫn đến hình ảnh nhìn bị mờ, nhòe, biến dạng. Do đó, khi bị rối loạn thị giác người bệnh sẽ rất khó xác định ảnh thật của vật, đồng thời cũng khó phân biệt vị trí chính xác của vật.
Rối loạn thị giác gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt và làm việc của người bệnh
Các chuyên gia cũng đưa ra lời cảnh báo, rối loạn thị giác gây rất nhiều tổn thương đến mắt như: viêm loét giác mạc, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, bệnh đau mắt đỏ, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tật khúc xạ, …
Các rối loạn thị giác phổ biến:
- Song thị (nhìn đôi)
- Mù mắt
- Mù màu
- Nhìn mờ
- Hội chứng thị giác màn hình
Triệu chứng và nguyên nhân rối loạn thị giác
Rối loạn thị giác không phải bệnh lý mà là một dạng rối loạn cảm giác và là triệu chứng ban đầu của nhiều loại bệnh nguy hiểm. Nếu phát hiện các triệu chứng dưới đây rất có thể bạn bị rối loạn thị giác và cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ ngay:
Nhìn đôi (song thị):
Đây là triệu chứng rối loạn thị giác điển hình, nhìn đôi là tình trạng người bệnh sẽ nhìn thấy một vật thành hai vật hoặc nhìn thấy bóng mờ của vật bên cạnh hình ảnh thật.
Tình trạng này kéo dài gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày như không thể tham gia giao thông, học tập, làm việc, … Ngoài ra, tình trạng nặng có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, …
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do đục thuỷ tinh thể, nhược cơ, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh lý não bộ, di chứng đột quỵ não, chấn thương, …
Song thị (nhìn đôi) là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn thị giác
Nhìn mờ
Là hiện tượng mất thị lực ở mắt, tình trạng có thể thoáng qua vài phút cũng có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Mắt mờ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nhiều người chủ quan, xem nhẹ dấu hiệu mờ mắt hoặc không nhận ra do chỉ mờ mắt một bên, cũng có thể triệu chứng chỉ thoáng qua.
Có nhiều nguyên nhân gây mờ mắt do các bệnh cấp tính nguy hiểm như: Hội chứng Migraine (đau nửa đầu), tăng áp lực nội sọ, thiếu máu, một số bệnh lý nhãn khoa: đục thủy tinh thể, nhiễm trùng giác mạc, mòn giác mạc, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp, u hốc mắt, bong và co kéo dịch kính, viêm dây thần kinh thị giác, hẹp động mạch cảnh, …
Hội chứng thị giác màn hình
Rối loạn thị giác do dùng máy tính nhiều được gọi là hội chứng thị giác màn hình. Đây là một bệnh phổ biến nhất liên quan đến nghề nghiệp, lối sống thế kỷ 21. Là hội chứng bao gồm nhiều triệu chứng của mắt như nhìn mờ, căng mắt, khô mắt và các triệu chứng khác như đau đầu, đau cổ, mệt mỏi, khó tập trung, …
Ánh sáng xanh là loại ánh sáng nguy hại phát ra từ các thiết bị điện tử như: máy tính, máy tính bảng, điện thoại, tivi, … tiếp xúc với ánh sáng xanh thường xuyên có thể làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.
Mù màu (Rối loạn sắc giác)
Đây là triệu chứng rối loạn thị giác khá hiếm gặp. Với triệu chứng này, người bệnh có thể nhìn rõ mọi vật nhưng lại gặp vấn đề trong việc phân biệt một số màu sắc. Có nhiều dạng mù màu khác nhau, người bệnh có thể nhận biết bằng một số triệu chứng như:
- Người bệnh không thể phân biệt được một số màu sắc như: đỏ, xanh dương, vàng, lục, …
- Người bệnh chỉ phân biệt được các màu như đen, xám, trắng.
- Nếu người bình thường có thể nhìn thấy mọi sắc thái màu khác nhau thì người bệnh chỉ nhìn được một số sắc thái nhất định.
Có nhiều nguyên nhân gây mù màu như do di truyền, tuổi tác, sử dụng một số loại thuốc điều trị tâm lý, môi trường làm việc phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại như disunfua cacbon, styrene, các loại phân bón.
Hội chứng Migraine (đau nửa đầu)
Đây là một triệu chứng nguy hiểm, Theo American Migraine Foundation (3) (Tổ chức đau nửa đầu tại Hoa Kỳ) có đến 20-30% người bị đau nửa đầu có triệu chứng liên quan đến rối loạn thị lực với các triệu chứng như thấy ánh sáng lấp lánh thoáng qua giống như hiệu ứng đèn flash, mất thị lực hoàn toàn hoặc mất thị lực một bên mắt, mù màu, nhìn mờ, tầm nhìn bị gãy, …
Ngoài ra, nếu gặp phải các triệu chứng nguy hiểm như tê, lú lẫn, khó đi lại, kèm rối loạn thị giác và đau đầu … đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ, bạn cần đến cơ sở y tế gặp bác sĩ ngay.
Nếu bạn mắc phải triệu chứng rối loạn thị giác đi kèm với chứng đau nửa đầu cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay
Giải pháp phòng ngừa rối loạn thị giác
Nếu tình trạng rối loạn thị giác kéo dài, kèm các triệu chứng khác, bạn không nên chủ quan, việc làm cần thiết là đến ngay cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị sớm. Vì rất có thể rối loạn thị giác là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Rối loạn thị giác ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Do đó, để phòng ngừa rối loạn thị giác bạn cần:
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe đôi mắt, cũng như ngăn ngừa các bệnh về mắt trong đó có rối loạn thị giác. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoa học, đồng thời bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mắt.
Một số thực phẩm tốt cho mắt cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày như:
- Các loại rau có màu xanh đậm như: cải xoăn, rau bina, bông cải, … Trái cây có màu cam như cà rốt, đu đủ, cam, …
- Các loại cá chứa đạm và axit béo dồi dào như: cá hồi, cá thu, cá ngừ.
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Đặc biệt là hạt hạnh nhân và ngô giúp làm giảm đáng kể nguy cơ thoái hóa hoàng điểm.
Thay đổi chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày đồng thời dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức, không thức khuya, hạn chế stress, căng thẳng, …
- Hạn chế nguy cơ từ ánh sáng xanh (loại ánh sáng nguy hiểm phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi, …) bằng cách: Màn hình máy tính cần được điều chỉnh ở vị trí phù hợp: cách mắt 50-60cm từ tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10 – 20cm, bàn phím nên đặt cách mắt 30-40 cm. Điều chỉnh độ sáng / độ tương phản của màn hình phù hợp với các thời điểm và môi trường khác nhau.
- Đặc biệt, áp dụng “quy tắc 20-20-20”, cụ thể, cứ mỗi 20 phút mắt tập trung vào màn hình hãy đưa mắt nhìn vào một vật nào đó khoảng cách xa 20 feet (khoảng 6m) trong thời gian 20 giây để mắt có thể thư giãn.
- Thăm khám mắt định kỳ 1-2 lần/năm.
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn giúp phòng ngừa rối loạn thị giác tốt hơn
Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt từ bên trong
Theo các chuyên gia Nhãn khoa, ngay cả khi bạn đã thực hiện tốt các bí kíp trên, đôi mắt vẫn bị tấn công mỗi ngày bởi quá trình lão hóa tự nhiên, ánh sáng xanh bủa vây xung quanh và đặc biệt là mắt bị “đói” một loại dưỡng chất chuyên biệt có tên là Brocophane.
Tinh chất quý Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) có khả năng giúp Thioredoxin tăng một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể (2 bộ phận quan trọng nhất của mắt), giúp làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, giúp phòng ngừa giảm thị lực, mù lòa.
Chuyên gia Đỗ Như Hơn giải thích thêm, tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng cường Thioredoxin, làm chậm quá trình lão hóa và bảo vệ mắt trước các tác nhân gây hại với cơ chế: điều hòa chu trình sống, làm chậm quá trình thoái hóa tế bào, bảo vệ tế bào thị giác, tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.
Song song đó, việc dùng lâu dài Brocophane giúp cân bằng thành phần tỉ lệ các loại protein và trung hòa các chất làm biến đổi cấu trúc protein, đảm bảo sự trong suốt của thủy tinh thể.
Wit với tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể
Nguyên lý chăm sóc mắt từ bên trong được xác định là phương pháp khoa học giúp cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm bảo vệ tế bào thị giác, tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và đảm bảo được sự ổn định của cấu trúc và tỉ lệ các thành phần protein trong thủy tinh thể của mắt