Quy trình khám mắt và lợi ích của việc khám mắt định kỳ

Ngày đăng bài: 01-03-2021

Khám mắt định kỳ là việc làm cần thiết trong việc chăm sóc và bảo vệ thị lực của mỗi người. Điều này giúp tầm soát, phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý về mắt cũng như các tật khúc xạ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động.

Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc khám mắt định kỳ cũng như còn băn khoăn về quy trình khám mắt ra sao. Bài viết này sẽ giúp mọi người nắm rõ về quy trình các bước khám mắt. Bạn sẽ thấy rằng việc kiểm tra sức khỏe của “cửa sổ tâm hồn” là khá dễ dàng và nhanh chóng. 

Lợi ích của việc khám mắt định kỳ

Cuộc sống hiện đại, cường độ làm việc cao, áp lực công việc, học hành, cùng thói quen sinh hoạt, tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử và chế độ dinh dưỡng chưa khoa học có ảnh hưởng xấu đến thị lực. Các tật khúc xạ về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị ở lứa tuổi học đường, những người làm việc văn phòng gia tăng với tốc độ chóng mặt.

Bên cạnh đó, các bệnh lý về mắt như thoái hóa võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thể… chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Khi mắc các tật khúc xạ và các bệnh về mắt sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, hạn chế khả năng làm việc, học tập và còn là nguyên nhân gây giảm hay mất thị lực hàng đầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, mà có thể là gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội. 

Theo thống kê của ngành y tế, tính đến năm 2015, tỷ lệ tật khúc xạ ở người Việt Nam chiếm khoảng 15-40%, tương đương khoảng 24-36 triệu người mắc tật khúc xạ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức Quốc tế về phòng chống mù lòa (IAPB) nhận định, tật khúc xạ chưa được điều chỉnh đã và đang là nguy cơ rất lớn gây suy giảm thị lực.

quy trình khám mắt

Bên cạnh đó, những người cao tuổi thường mắc các bệnh lý nội khoa như: tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch hoặc những người bị tật khúc xạ nặng…  là những đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh lý về đáy mắt vô cùng nguy hiểm. Bởi khi võng mạc bị hư tổn thì rất khó điều trị, và nguy cơ mù lòa là vô cùng cao.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, mọi người nên khám mắt định kỳ. Những lần khám mắt định kỳ giúp kiểm tra thị lực nhằm phát hiện sớm các tật khúc xạ để từ đó điều chỉnh thị lực bằng kính hoặc thay đổi kính phù hợp với mắt cũng như một số bệnh lý về mắt cũng được khám sàng lọc.

Hơn nữa, các bệnh về mắt rất đa dạng, không có biểu hiện đặc trưng ở giai đoạn đầu nên người bệnh rất khó nhận ra. Việc khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường ở mắt, từ đó có những kiểm tra và chẩn đoán cụ thể chính xác. Các biện pháp phòng ngừa, điều trị ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể giúp tránh những tổn thương đến thị giác hoặc những biến chứng xấu có thể mất hẳn thị lực.

Bao lâu thì nên đi kiểm tra thị lực của mắt?

Tùy theo từng đối tượng mà thời gian kiểm tra thị lực định kỳ của mỗi người là không giống nhau:

  • Trẻ em (dưới 3 tuổi): Kiểm tra mắt cho trẻ trong các lịch khám định kỳ ở nhà trường rất được chú trọng. Một số bệnh về mắt phổ biến ở trẻ em cần chú ý bao gồm lác (mắt lé) và giảm thị lực (mắt lười). Tầm soát cũng được tiến hành để loại trừ các bệnh hiếm gặp hơn như đục thủy tinh thể bẩm sinh và u nguyên bào võng mạc (khối u mắt).
  • Trẻ em và thiếu niên (từ 3 đến 19 tuổi): Đảm bảo con của bạn được kiểm tra mắt kỹ lưỡng mỗi 1-2 năm trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi đi đo kính mắt đối với trẻ bị cận thị.
  • Thanh niên (từ 20 đến 39 tuổi): Nên kiểm tra mắt toàn diện nếu bạn có tiền sử gia đình các bệnh về mắt hoặc nếu bạn bị chấn thương mắt, những người thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử khiến mắt có triệu chứng khô, mờ, nhức mắt thường xuyên. Nên duy trì kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/lần.
  • Người lớn và cao niên (từ 40 đến 64 tuổi): Khi có tuổi, các bệnh về mắt do lão hoá có nhiều khả năng xảy ra hơn. Để theo dõi tiến trình thay đổi của thị giác, bạn nên kiểm tra mắt tổng quát năm 40 tuổi và yêu cầu chuyên gia chỉ định lịch tái khám sau đó.
  • Đối với những người có yếu tố nguy cơ: Nếu bạn có mang yếu tố nguy cơ của các bệnh về mắt (như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, có tiền sử gia đình bệnh về mắt, hoặc đang dùng thuốc theo toa có thể ảnh hưởng đến mắt), bạn nên gặp chuyên gia nhãn khoa thường xuyên hơn. Hãy nhờ chuyên gia mắt tư vấn khoảng cách hợp lý giữa các lần kiểm tra.

Quy trình khám mắt

Chuyên gia nhãn khoa thường sẽ tiến hành kiểm tra mắt cơ bản bao gồm kiểm tra phần bên ngoài của mắt, mí mắt và các khu vực xung quanh. Các bộ phận của mắt, chẳng hạn như kết mạc, màng cứng, giác mạc và mống mắt, cũng sẽ được kiểm tra cẩn thận để phát hiện các dấu hiệu bệnh.

Một cuộc khám mắt đầy đủ bao gồm:

  • Kiểm tra thị lực (có hoặc không có kính mắt)
  • Đánh giá phản xạ đồng tử
  • Kiểm tra chức năng cơ mắt
  • Kiểm tra tầm nhìn ngoại vi (bên)
  • Kiểm tra phía trước của mắt bằng một kính hiển vi thẳng đứng (đèn chiếu qua khe)
  • Kiểm tra nhãn áp
  • Kiểm tra phía sau của mắt

Các bước khám mắt tại các bệnh viện

Tùy mỗi bệnh viện mà quy trình thăm khám và điều trị cũng có sự khác nhau. Quy trình thông thường và phổ biến được thực hiện bởi 6 bước như sau:

  1. Người bệnh đến quầy tiếp tân để cung cấp thông tin cá nhân
  2. Nhân viên sẽ hướng dẫn đến phòng khám bệnh, đợi gọi tên vào khám bệnh.
  3. Bác sĩ sẽ khám, giải thích và kê toa thuốc cho người bệnh.
  4. Nếu bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật sẽ được nhân viên hướng dẫn thực hiện theo quy trình phẫu thuật, trường hợp bệnh nhân phẫu thuật vào ngày khác sẽ có giấy hẹn.
  5. Sau cùng, bệnh nhân nhận toa thuốc và thanh toán tiền tại quầy thu ngân.
  6. Bệnh nhân uống thuốc theo toa và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Cần làm gì khi mắt xuất hiện tình trạng mờ, nhức, mỏi?

Khi phát hiện mắt xuất hiện tình trạng, mờ, mỏi, nhức mắt thì cần đến bệnh viện hay các cơ sở y tế có chuyên khoa về mắt để được thăm khám, chẩn đoán có hướng khắc phục theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, cải thiện tình trạng mắt nhìn mờ, nhức, mỏi, mọi người cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, làm việc, vận động, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý mỗi ngày.

Trước hết, bạn cần xây dựng thói quen sinh hoạt, làm việc nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là những người làm việc thường xuyên với máy vi tính thì tình trạng nhức, mỏi mắt và các triệu chứng khó chịu là rất phổ biến. Vì vậy, bảo vệ mắt là điều vô cùng cần thiết như: thiết lập thói quen chăm sóc mắt tốt như không dụi mắt làm trầy xước giác mạc, nên đeo kính râm bảo vệ mắt khỏi những bụi bẩn tránh tác hại của tia UV; Nên làm việc và đọc sách ở nơi đủ ánh sáng.

Người làm việc nhiều với máy vi tính thì cần: điều chỉnh độ sáng ở mức dễ chịu cho mắt, điều chỉnh độ sáng của màn hình máy tính để đảm bảo hình ảnh sắc nét, giảm mỏi mắt; thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi, nên áp dụng quy tắc “20-20-20” (cứ 20 phút làm việc liên tục thì cho mắt nghỉ ngơi 20 giây bằng cách nhìn xa 20 feet -tương đương với 6m). Cứ 45 phút nên đứng dậy và đi tới đi lui, hoặc nhìn ra ngoài để mắt được nghỉ ngơi khoảng 5 phút để giúp mắt không phải điều tiết mắt liên tục.

chăm sóc cho mắt

Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường các dưỡng chất giúp duy trì và bảo vệ mắt chống lại các yếu tố gây hại, bảo vệ đôi mắt sáng khỏe. Đó là những dưỡng chất như vitamin A, C, E, lutein zeaxanthin, Omega-3, Omega-6, kẽm… có trong các thực phẩm như: trứng, sữa, gan, rau xanh, cam quýt, ớt chuông, các loại hạt, dầu thực vật…

Phân tích về nguyên nhân gây ra tình trạng mờ, mỏi mắt, ThS. Phí Duy Tiến cho biết, có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, đó là theo thời gian đôi mắt sẽ bị lão hóa là điều hiển nhiên, và nguyên nhân thứ hai là do thiếu sự chăm sóc, chúng ta đã tận dụng đôi mắt quá mức làm thiếu hụt Thioredoxin.

Thioredoxin là một phân tử có trọng lượng nhỏ, có khả năng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể. Đặc biệt, Thioredoxin còn làm chậm quá trình lão hóa của tế bào thị giác, trung hòa các chất gây hại cho tế bào thần kinh thị giác. Bên cạnh phân bổ thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý, bảo vệ mắt từ bên ngoài thì vấn đề cốt lõi là làm sao bổ sung các dưỡng chất bảo vệ tế bào võng mạc từ bên trong.

Bằng ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra tinh chất Broccophane thiên nhiên có tác dụng sản sinh Thioredoxin và đã chiết xuất thành công trong sản phẩm Wit. Đây được xem là bước tiến mới trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt hiệu quả và an toàn.

Nghiên cứu của Đại học Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ, Johns Hopkins kết luận, sử dụng Broccophane thường xuyên có tính an toàn, hạn chế đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, ngăn ngừa mù lòa. Bên cạnh điều chỉnh lối sinh hoạt hợp lý thì việc bổ sung các dưỡng chất sinh học tự nhiên giúp hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện chứng khô mắt, đau nhức mắt, phòng ngừa các suy giảm thị lực và các bệnh về mắt được các chuyên gia khuyến nghị.

Đánh giá bài viết
14-06-2023
mua_wit