Loạn thị: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày đăng bài: 08:08 27/08/2020

Tật loạn thị là một dạng khiếm khuyết phổ biến ở mắt khiến tầm nhìn của người bệnh mờ, không rõ ràng và bị bóp méo. Loạn thị có thể di truyền nên nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này. Vậy đâu là nguyên nhân gây loạn thị? Triệu chứng nhận biết loạn thị là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của chúng tôi.

Loạn thị là gì?

Loạn thị (tiếng anh là Astigmatism) là một tật khúc xạ do giác mạc mắt có hình dạng bất thường, ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn của đôi mắt khiến hình ảnh thu được mờ và méo mó. Thay vì hình dạng quả bóng tròn, giác mạc (lòng đen) sẽ có hình quả trứng khi bị loạn thị làm cho ánh sáng bị khuếch tán trên giác mạc và tia hình ảnh tụ tại nhiều điểm ở võng mạc mà không tập trung tại một điểm như mắt bình thường dẫn đến hiện tượng hình ảnh của vật không rõ ràng khi nhìn.

Loạn thị

Loạn thị là tật khúc xạ ánh sáng phổ biến của mắt

Phân loại loạn thị

Loạn thị có 2 dạng chính là loạn thị giác mạcloạn thị thấu kính. Loạn thị giác mạc là khi giác mạc của bạn bị lệch, còn loạn thị dạng thấu kính là khi ống kính của bạn bị lệch.

Mắt bị loạn thị thường xuất hiện cùng với tình trạng cận thị hoặc viễn thị gây khó khăn cho người bệnh trong việc nhìn xa hoặc nhìn gần.

Bệnh lý này diễn biến phức tạp, có thể tăng hoặc giảm theo thời gian, nhưng không tự hồi phục hoàn toàn, thế nên chúng ta nên đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp, đảm bảo tầm nhìn cũng như chất lượng sống.

Xem thêm: Top 5 loại thuốc bổ mắt cho người loạn thị tốt nhất hiện nay

Nguyên nhân loạn thị

Không chỉ người lớn mà ngay từ khi sinh ra, trẻ nhỏ đã có nguy cơ bị loạn thị mắt. Và nguyên nhân chính dẫn đến khiếm khuyết mắt nghiêm trọng này đó chính là giác mạc bị biến dạng.

Một giác mạc hoàn hảo – uốn cong như hình quả bóng tròn giúp tia sáng đi qua giác mạc sẽ hội tụ tại một điểm duy nhất ở võng mạc giúp thu nhận hình ảnh đầy đủ và rõ nét, còn giác mạc bất thường có hình quả trứng với hai đường cong khác nhau khiến tia sáng đi vào mắt bị phân tán thành 2 điểm trên võng mạc làm cho hình ảnh mắt thu được không rõ ràng và méo mó.

Ngoài biến dạng giác mạc, nguyên nhân loạn thị còn phải kể đến một số yếu tố (bao gồm cả chủ quan và khách quan) như là:

  • Di truyền
  • Một số phẫu thuật hoặc chấn thương để sẹo trên giác mạc.
  • Mắc bệnh Keratoconus – Một loại thoái hóa mắt khiến giác mạc mắt biến dạng thành hình chóp.
  • Trẻ sinh thiếu tháng (Tỷ lệ trẻ em sinh non bị mắc chứng loạn thị cao hơn trẻ sinh đúng ngày).

nguyên nhân loạn thị

Trẻ em có thể bị loạn thị do di truyền hoặc sinh thiếu tháng

Như vậy, tật loạn thị có thể theo chúng ta từ khi “lọt lòng mẹ”, hoặc có thể phát sinh sau chấn thương, bị bệnh hoặc phẫu thuật mắt. Loạn thị sẽ không xảy ra hoặc biến chứng nặng hơn khi bạn đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng, ngồi quá gần tivi…

Những ai có nguy cơ mắc tật khúc xạ này nhiều nhất?

Loạn thị không phân biệt tuổi tác, trẻ em hay người lớn đều có thể mắc dị tật này. Tuy nhiên, nguy cơ loạn thị sẽ cao hơn nếu bạn gặp phải một trong những vấn đề dưới đây:

  • Tiền sử gia đình mắc chứng loạn thị hoặc các rối loạn mắt khác, điển hình là Keratoconus (thoái hóa giác mạc hay giác mạc hình chóp).
  • Giác mạc có sẹo hoặc mỏng do chấn thương.
  • Cận thị nặng khiến tầm nhìn xa bị mờ.
  • Viễn thị nặng khiến tầm nhìn gần bị mờ.
  • Từng trải qua một số loại phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Không phải tất cả những người trong nhóm “nguy cơ cao” đều sẽ bị loạn thị. Muốn chắc chắn có mắc khiếm khuyết này hay không, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán một cách chính xác nhất nhé!

Triệu chứng của loạn thị

Triệu chứng loạn thị sẽ không biểu hiện giống nhau hoàn toàn ở tất cả bệnh nhân, thậm chí một số người sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào cụ thể nào để nhận diện. Thế nhưng, hầu hết người bị loạn thị đều sẽ bắt gặp những dấu hiệu sau:

  • Khó nhìn vào ban đêm.
  • Hình ảnh bị mờ hoặc bóp méo ở mọi khoảng cách (gần hay xa).
  • Mỏi mắt.
  • Nheo mắt.
  • Kích ứng mắt.
  • Đau đầu.

triệu chứng loạn thị

Để tránh nhầm lẫn loạn thị với các vấn đề về sức khỏe hoặc thị lực khác, không còn cách nào khác là đến bệnh viện mắt thăm khám kỹ lưỡng. Tật khúc xạ này tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm, thế nên chúng ta cần tìm giải pháp khắc phục sớm nhất có thể.

Tật loạn thị có nguy hiểm không?

Loạn thị tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống. Đối với trẻ nhỏ, loạn thị nếu không được phát hiện sớm sẽ dễ bị nhược thị hoặc bị lé, thậm chí mù lòa do hệ thống thị giác của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện.

Loạn thị có diễn biến phức tạp, có thể tăng hoặc giảm theo thời gian, khó có thể phục hồi hoàn toàn. Vì thế, khi thấy dấu hiệu, cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được tư vấn giải pháp khắc phục phù hợp, đảm bảo tầm nhìn và chất lượng sống tốt nhất.

Phương pháp chẩn đoán loạn thị

Thông qua những bài đánh giá và kiểm tra mắt tổng thể, bác sĩ sẽ chẩn đoán mắt loạn thị do đâu và ở mức độ nào chính xác. Và dưới đây là những phương pháp đo lường thị lực mắt đang được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao:

Kiểm tra đánh giá thị lực

Trong bài kiểm tra đánh giá thị lực, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đọc các chữ cái trên biểu đồ từ một khoảng cách nào đó để xác định khả năng nhìn thấy các chữ cái có rõ hay không? Thị lực 20/20 là hoàn toàn bình thường.

Nếu chỉ số thị lực đo được là 20/40 có nghĩa vật mà người bình thường nhìn rõ ở khoảng cách 40 feet (12 mét) thì bạn phải đứng ở điểm  gần hơn là 20 feet (6 mét) mới thấy sắc nét.

Tương tự, nếu chỉ số đánh giá thị lực thu được là 20/60 thì vật mà bạn nhìn thấy ở khoảng cách 6 mét, người khác có thể nhìn thấy khi đứng cách xa 18 mét.

Khi kết quả không phải là 20/20, hoặc là do kính mắt, kính áp tròng không phù hợp hoặc do mắt của bạn đang gặp phải một bệnh lý nào đó. Lúc này, bạn cần phải điều chỉnh lại mắt kính cho phù hợp, một số trường hợp có thể phải phẫu thuật.

chẩn đoán loạn thị

Kiểm tra khúc xạ

Để kiểm tra khúc xạ, bác sĩ dùng thiết bị khúc xạ quang chuyên dụng có nhiều thấu kính với độ mạnh yếu khác nhau và bệnh nhân sẽ được hướng dẫn đọc một biểu đồ thông qua các thấu kính này.

Chỉ số khúc xạ phản ánh chính xác thị lực của mỗi người, từ đó bác sĩ có thể kết luận mắt bạn loạn thị, cận thị hay viễn thị. Mặt khác, kết quả kiểm tra khúc xạ còn cho biết mắt bạn bị loạn thị có liên quan đến tình trạng thoái hóa điểm vàng, tắc mạch máu võng mạc, viêm võng mạc sắc tố hay bong võng mạc?

Kiểm tra độ cong giác mạc

Bằng máy đo góc hiện đại, bác sĩ sẽ biết được độ cong của giác mạc. Việc kiểm tra độ cong giác mạc cho phép bác sĩ nhận biết bệnh loạn thị có phải do bệnh lý Keratometry (giác mạc hình chóp) gây ra không?

Kiểm tra tập trung ánh sáng

Loạn thị là hiện tượng ánh sáng được hội tụ tại một điểm ở võng mạc khiến hình ảnh bị mờ và méo. Vậy nên, việc chiếu ánh sáng vào mắt và đo xem ánh sáng thay đổi như thế nào khi đi bật từ giác mạc ra võng mạc giúp bác sĩ chắc chắn tình trạng loạn thị của bệnh nhân, từ đó điều chỉnh kính đeo mắt hoặc đưa ra giải pháp điều trị thích hợp nhất.

Sau khi trải qua các bước chẩn đoán, thu thập đủ số liệu về thị lực cũng như cấu trúc giác mạc và võng mạc, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị loạn thị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân.

Điều trị loạn thị hiệu quả

Loạn thị có chữa được không? là câu hỏi của rất nhiều người khi mắc tật này. Việc chữa loạn thị phục hồi thị lực, đảm bảo sức khỏe và chức năng của đôi mắt là điều quan trọng hàng đầu, không nên chậm trễ tránh bệnh diễn biến nặng hoặc gây ra nhược thị.

Và thật may mắn vì tật loạn thị hoàn toàn có thể cải thiện được bằng những cách chữa trị đơn giản và hạn chế tối đa xâm lấn dưới đây.

Đeo kính hoặc dùng kính áp tròng

Sử dụng kính chỉnh loạn thị cũng như kính cận và kính viễn là lựa chọn đơn giản và phổ thông nhất. Bạn có thể dùng kính gọng bình thường hoặc kính áp tròng tùy vào nhu cầu thẩm mỹ của bản thân.

Điều trị loạn thị

Đeo kính loạn thị định hình giác mạc giúp nhìn hình ảnh rõ nét

Kính loạn thị được thiết kế hình cầu sẽ giúp tia sáng tụ tại một điểm duy nhất trên võng mạc, đồng thời điều chỉnh tầm nhìn xa – gần trong trường hợp loạn thị đi kèm cận hoặc viễn thị.

Chính vì lẽ đó, hầu hết người bị tật khúc xạ này chỉ cần đeo kính theo hướng dẫn của bác sĩ là tự tin nhìn mọi vật rõ ràng và sinh động như mắt thường.

Kính Ortho-K (Orthokeratology)

Ortho-K là một loại kính áp tròng dạng cứng được chỉ định cho trường hợp bị loạn thị nặng. Công cụ này có tác dụng điều chỉnh và định hình lại giác mạc trong lúc chờ phẫu thuật mắt.

Chúng ta không phải đeo kính Ortho-K thường xuyên (chỉ cần đeo qua đêm). Tuy nhiên, bỏ kính quá lâu sẽ khiến giác mạc quay lại trạng thái “lỗi” ban đầu.

Phẫu thuật chỉnh giác mạc

Tiểu phẫu giúp chỉnh sửa và định hình hình dáng giác mạc vĩnh viễn giúp bạn không cần phải đeo kính loạn thị mà vẫn nhìn mọi thứ rõ nét. Phẫu thuật chỉnh giác mạc được áp dụng cho bệnh nhân trên 18 tuổi nhưng khuyến cáo không chỉ định cho một số đối tượng đặc biệt sau:

  • Tầm nhìn của bệnh nhân vẫn đang thay đổi (tầm nhìn phải ổn định ít nhất 1 năm trước khi phẫu thuật).
  • Người bị tiểu đường.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người mắc bệnh liên quan đến miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus hoặc HIV.
  • Người đang mắc các vấn đề mắt khác như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
  • Người đang dùng một số loại thuốc biệt dược.

Tùy tình trạng sức khỏe và bệnh lý mắt của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả và nhanh nhất. Đối với trẻ sơ sinh mắc chứng loạn thị, bố mẹ nên cho bé đến bệnh viện kiểm tra mắt thường xuyên (từ sau 6 tháng tuổi) để kiểm soát diễn biến của bệnh lý bởi lúc này chưa thể áp dụng bất kì phương pháp điều trị nào cho trẻ.

Xem thêm : Mắt bị loạn thị có mổ được không? Lưu ý gì khi phẫu thuật

Phòng ngừa loạn thị

Loạn thị không thể ngăn chặn nhưng nếu chúng ta chú ý chăm sóc và bảo vệ mắt loạn thị đúng cách sẽ góp phần giảm nhẹ các triệu chứng loạn thị cũng như tăng cường sức khỏe cho đôi mắt. Và những điều bạn nên và cần làm cho đôi mắt ngay từ bây giờ đó là:

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ những chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho mắt sẽ tăng đề kháng và củng cố cấu trúc giác mạc, điểm vàng giúp khả năng nhận biết hình ảnh sắc nét hơn:

  • Thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin: Ớt chuông, ngô, xoài, cà rốt, bí đỏ, khoai lang…
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và vitamin A: Việt quất, dâu tây, mâm xôi, bơ, bông cải xanh, rau bina…
  • Thực phẩm giàu kẽm: Thịt đỏ, hàu, cua, trứng, sữa, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu Axit béo omega-3: Cá hồi, cá cơm, cá thu, hạt chia, hạt óc có…
  • Thực phẩm giàu Carotenoids, Lycopene, Glucosamin: Bí ngô, đào, mơ, dưa vàng…

Thường xuyên bổ sung những thực phẩm tốt cho mắt loạn thị kể trên sẽ hỗ trợ ngăn chặn gốc tự do, thoái hóa điểm vàng và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể giúp đôi mắt của chúng ta sáng khỏe hơn.

Chế độ sinh hoạt

Giác mạc bị biến dạng dẫn đến loạn thị có thể do những tác động từ bên ngoài hay bệnh lý (chủ yếu là thoái hóa giác mạc). Do vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, để giảm tránh nguy cơ dị tật giác mạc, bạn cần lưu ý:

  • Bảo vệ đôi mắt kỹ càng, ngăn dị vật gây tổn thương lên mắt.
  • Thăm khám và chẩn đoán loạn thị sớm khi nhận thấy điều bất thường ở đối mắt.
  • Điều trị các bệnh lý khác về mắt liên quan đến loạn thị càng sớm càng tốt.

Chăm sóc mắt bằng dưỡng chất chuyên biệt

Theo Chuyên gia Trần Thị Thu Phương chia sẻ trên báo Dantri.com: “Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử, mới đây các nhà khoa học phát hiện ra sự hiện diện của phân tử Thioredoxin có ở tất cả các tế bào trong cơ thể nhưng tập trung nhiều tại mắt, làm nhiệm vụ bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc ngay ở cấp độ tế bào. Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy việc sử dụng Broccophane thúc đẩy quá trình tổng hợp Thioredoxin, từ đó chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong.

chăm sóc mắt loạn

Do vậy, chủ động chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong với các sản phẩm chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên như WIT là giải pháp tối ưu giúp đôi mắt khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch cho giác mạc và võng mạc, hỗ trợ phòng và điều trị loạn thị hiệu quả hơn.

Những câu hỏi thường gặp

Loạn thị bao nhiêu là nặng?

Theo các nhà chuyên môn, mức độ loạn thị được chia như sau:

  • Loạn thị dưới 0,6 diop, được coi là bình thường.
  • Từ 0,6 – 2 diop là loạn thị ở mức độ nhẹ.
  • Từ 2 đến 4 diop là loạn thị mức trung bình.
  • Loạn thị trên 4 diop được coi là loạn thị nặng.

Loạn thị có tự khỏi không?

Loạn thị khó có thể tự khỏi, thông thường sẽ vẫn phải can thiệp bởi một số phương pháp như uống thuốc hoặc điều chỉnh tư thế, chế độ dinh dưỡng, điều trị phẫu thuật cho người từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, có một số rất ít trường hợp có độ loạn thị từ 0,25 – 0,5 diop có thể may mắn tự khỏi.

Trẻ em bị loạn thị có nên đeo kính?

Trẻ em bị loạn thị có đeo kính (kính gọng hoặc kính áp tròng). Trẻ em thường xuất hiện loạn thị khi mới sinh ra hoặc có thể phát triển sau chấn thương hoặc phẫu thuật mắt. Các chuyên gia khuyến cáo, lứa tuổi dưới 18 chỉ nên dùng kính, không nên can thiệp phẫu thuật vì độ loạn chưa ổn định. Việc sử dụng kính áp tròng cũng chưa phù hợp lắm vì đòi hỏi ý thức cao trong việc vệ sinh cho mắt.

Trường hợp trẻ bị loạn thị mà không được phát hiện, không có điều chỉnh tầm nhìn phù hợp cho trẻ, trẻ dễ bị nhược thị hoặc bị lé, thậm chí gây mù lòa. Vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện của loạn thì cần đưa trẻ đến bệnh viện hay cơ sở y tế có chuyên khoa để được chẩn đoán và điều chỉnh thị lực phù hợp.

Loạn thị là tật khúc xạ mắt có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và có xu hướng ngày càng gia tăng. Hy vọng những kiến thức Wit cung cấp trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu đúng và đủ về bệnh lý này, từ đó có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị chứng loạn thị kịp thời và hiệu quả.

4/5 - (1 vote)
03:05 21/02/2024
mua_wit