Đau nhức mắt phải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Đau nhức mắt phải không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, bực dọc mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc, cuộc sống. Vậy đau nhức mắt phải nguyên nhân do đâu, triệu chứng như thế nào và cách xử lý ra sao?
Hiện tượng đau nhức mắt phải là gì?
Đau nhức mắt phải là cảm giác khó chịu như có gì ở mắt phải đôi khi còn kèm với các triệu chứng khác như: cộm xốn, mắt đỏ, ngứa và rát, sưng mí mắt, chảy nước mắt sống… Những bất thường xảy ra ở mắt khi có tác động từ ngoại lực như có dị vật trong mắt, do chấn thương, nhiễm trùng hoặc do ảnh hưởng từ một bệnh lý nào đó cũng gây ra tình trạng đau nhức mắt. (1)
Đau nhức mắt phải gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức mắt phải
Theo các chuyên gia Nhãn khoa cho biết, nếu tình trạng đau mắt phải kéo dài sẽ có xu hướng lan sang mắt trái và khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức mắt phải như:
1. Đau mắt do có dị vật trên giác mạc
Những dị vật có thể bay vào và dính trên bề mặt của giác mạc như: mạt kim loại, cá, hạt đá li ti, mùa cưa… cảm giác đau nhức khó chịu nhất khi bạn chớp mắt. Lúc này mí mắt phải tiếp xúc qua dị vật khi chớp nên xuất hiện cảm giác mờ mắt và rất nhạy cảm với ánh sáng.
2. Đau mắt phải do trầy xước giác mạc
Khi các dị vật ở giác mạc không được loại bỏ ra ngoài trong vòng 24h có thể gây ra tình trạng trầy xước giác mạc. Giác mạc là bộ phận rất nhạy cảm, do đó, khi bị trầy xước sẽ gây ra cảm giác đau mắt như có hạt cát hoặc hạt sạn trong mắt.
Ngoài ra, còn kèm thêm triệu chứng đỏ, mờ hoặc chảy nước mắt Trong một số trường hợp, vết xước bị nhiễm trùng có thể dẫn đến loét giác mạc rất nghiêm trọng.
3. Đau nhức mắt phải do khô mắt
Tình trạng đau nhức mắt phải kéo dài có thể do khô mắt. Thông thường, cảm giác khó chịu, đau nhức mắt do bị khô mắt bắt đầu chậm và từ đau nhẹ đến đau dữ dội. Ngoài ra, khi bị khô mắt, không đủ nước mắt trên bề mặt để giữ cho giác mạc ẩm và trơn tru nên dễ dẫn đến tình trạng trầy xước giác mạc.
4. Đau mắt do viêm nội nhãn
Đây là bệnh lý nghiêm trọng ở mắt gây ra tình trạng đau mắt phải. Viêm nội nhãn tức là viêm phần trong của mắt mà thường do nhiễm khuẩn gây ra. Bệnh cũng có thể do biến chứng hiếm gặp của phẫu thuật đục thủy tinh thể gây ra. Ngoài đau nhức, viêm nội mạc còn gây ra tình trạng đỏ mắt, sưng mí mắt và giảm thị lực.
5. Đau nhức mắt phải do hội chứng thị giác màn hình
Hội chứng thị giác màn hình bao gồm các hội chứng liên quan đến thị lực và các triệu chứng bệnh lý của mắt liên quan đến việc tiếp xúc thường xuyên với các thiết bị điện tử như máy tính, tivi, điện thoại…
Ánh sáng xanh nguy hại phát từ các thiết bị điện tử là loại ánh sáng có bước sóng ngắn như mang năng lượng cao có khả năng tiến sâu vào đáy mắt và gây tổn thương, chết các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc.
Lâu dần, dẫn đến hội chứng thị giác màn hình với các triệu chứng như đau nhức mắt, nhìn mờ, chảy nước mắt sống, đau đầu, đau vai gáy… và các bệnh lý nguy hiểm khác ở mắt, làm tăng nguy cơ mù lòa. (2)
Nhân viên văn phòng, người thường xuyên sử dụng máy tính, điện thoại dễ mắc phải hội chứng thị giác màn hình
6. Đau mắt do bệnh thần kinh thị giác
Mặc dù bệnh thần kinh thị giác ít phổ biến hơn nhưng lại nghiêm trọng hơn nhiều so với các bệnh lý về mắt. Bệnh này có biến chứng gây mất thị lực vĩnh viễn. Các triệu chứng đi kèm dễ nhận biết như đau mắt kèm giảm thị lực, giảm khả năng nhìn màu và thường đau mắt nặng hơn khi mắt phải chuyển động.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn gây ra tình trạng đau mắt phải như viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt (do nấm), viêm màng bồ đào, đau mắt do kính áp tròng…
Những triệu chứng đau nhức mắt phải
Một số triệu chứng đau nhức mắt phải đáng chú ý như:
1. Mắt phải bị đau nhức, kích ứng
Mắt phải bị đau nhức từ nhẹ đến nặng, gây ra tình trạng khó chịu, như có vật gì lộm cộm trong mắt, ngoài ram mắt có thể bị kích ứng gây đỏ mắt, sưng mắt.
2. Xảy ra tình trạng khô mắt, chảy nước
Đau nhức mắt phải không được cải thiện dễ dẫn đến tình trạng khô mắt, cay mắt và chảy nước mắt sống khiến mắt lúc nào cũng tèm lèm như mới khóc xong.
3. Mắt trở nên nhạy cảm ánh sáng
Tình trạng đau nhức thường đi kèm với triệu chứng nhạy cảm với ánh sáng mạnh như ánh sáng của đèn pha xe, ánh nắng mặt trời, đèn led… khi các loại ánh sáng này xuất hiện lập tức bạn nheo mắt lại và cảm thấy khó chịu, đau nhức mắt dữ dội hơn.
Đau nhức mắt phải thường đi kèm với triệu chứng nhạy cảm với ánh sáng
4. Mờ mắt hoặc bị song thị
Đau nhức mắt phải kéo dài không được cải thiện còn kèm với triệu chứng mờ mắt hoặc mắt bị song thị (Nhìn thấy hai hình ảnh của một đối tượng).
5. Tình trạng khó tập trung
Đau nhức mắt kèm các triệu chứng khó chịu khác khiến người bệnh khó tập trung, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và làm việc.
Nhức mắt bên phải có nguy hiểm không?
Tình trạng đau nhức mắt bên phải tuy không quá nguy hiểm, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng ảnh hưởng đến giác mạc gây giảm thị lực. Một số tình trạng nặng có thể biến chứng gây viêm giác mạc, loét giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa.
Do đó, khi tình trạng đau nhức mắt phải kéo dài kèm các triệu chứng bất thường khác như mắt đỏ, nhìn mờ, nhìn đôi, chảy nước mắt… cần đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những trường hợp nào dễ bị nhức mắt phải?
Một số đối tượng dễ bị nhức mắt phải có thể kể đến như:
1. Làm việc tiếp xúc với thiết bị điện tử nhiều
Ánh sáng xanh nguy hại là “kẻ thù” số 1 của mắt, gây ra hàng loạt các triệu chứng khó chịu ở mắt và làm nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm ở mắt.
2. Thiếu ngủ kéo dài, mắt không được nghỉ ngơi
Mắt bị thiếu ngủ và không được nghỉ ngơi khiến mắt phải điều tiết liên tục và dễ gây ra tình trạng đau nhức mắt.
3. Tiếp xúc ánh nắng quá nhiều
Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời không chỉ gây hại cho da mà còn tấn công mắt và gây ra tình trạng đau nhức mắt, chảy nước mắt…
4. Có tiền sử các bệnh lý liên quan đến mắt
Những người có tiền sử mắc các bệnh lý ở mắt như tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị), thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào… cũng làm tăng nguy cơ đau nhức mắt phải.
5. Mắt bị tổn thương, va đập mạnh
Chấn thương ở mắt do va đập mạnh hoặc bất kỳ tác động vật lý nào lên mắt cũng là yếu tố gây ra tình trạng đau nhức mắt.
Cách cải thiện tình trạng nhức mắt bên phải hiệu quả
Bạn không nên xem thường bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt, đặc biệt là tình trạng đau nhức mắt phải. Khi bị đau nhức mắt nhưng không rõ nguyên nhân, việc thăm khám là điều cần thiết. Bạn không nên tự ý mua thuốc uống hoặc thuốc nhỏ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, việc làm này có thể khiến tình trạng nặng hơn và có thể gây ra các dụng phụ không mong muốn.
Để có được đôi mắt luôn sáng khỏe, tinh anh, đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức mắt bạn phải biết cách chăm sóc mắt đúng cách. Một số biện pháp cải thiện được các bác sĩ chuyên Nhãn khoa khuyến nghị như:
1. Lấy dị vật ra khỏi mắt
Nếu trường hợp đau nhức mắt phải là do bị dị vật dính vào bạn phải biết cách lấy ra khỏi mắt. Cụ thể bạn có thể tự lấy loại bỏ dị vật trong mắt bằng cách chớp mắt nhanh, khi cảm thấy có bụi hoặc dị vật khác bay vào mắt thì phản xạ tự nhiên của mắt là chớp.
Chớp mắt nhanh giúp loại bỏ được dị vật và nước mắt có thể làm rửa trôi dị vật. Ngoài ra, bạn cần lưu ý tránh dụi mắt có thể vô tình đẩy dị vật vào sâu trong mắt và làm tổn thương giác mạc.
Nếu bạn không tự lấy dị vật ra được bạn phải dùng dụng cụ hỗ trợ. Bạn có thể sử dụng dung dịch nhỏ mắt để rửa trôi dị vật hoặc có thể rửa bằng nước, bạn dùng cốc rửa mắt hoặc bát nhỏ để đựng nước, sau đó dội nước vào mắt.
Ngoài ra, có thể dùng tăm bông hoặc một góc khăn mặt sạch. Cụ thể, dùng tay nhấn nhẹ mí mắt lên, sau đó luồn đầu tăm bông vào mí mắt kết hợp đảo tròng mắt và kiểm tra tăm bông xem đã lấy được dị vật ra hay chưa. Lưu ý, động tác phải nhẹ nhàng, dứt khoát và không được quẹt khắp mắt.
2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mắt
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của đôi mắt. Bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt cũng là cách làm giảm đau nhức mắt và bảo vệ mắt tốt hơn. Những thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mắt như: Các loại rau có màu xanh đâm (cải bina, cải xoăn, bông cải); các loại củ quả có màu đỏ (cà rốt, cà chua, dưa hấu, cam…); các loại cá chứa đạm và axit béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích…); các loại hạt (hạt lanh, hạnh nhân, óc chó, hạt điều…).
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng là cách chăm sóc và bảo vệ mắt hiệu quả
3. Bảo vệ mắt trước ánh sáng xanh nguy hại
- Giữ khoảng cách an toàn với màn hình
Cần điều chỉnh màn hình máy tính ở vị trí phù hợp, cách mắt 50-60cm từ tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10 – 20cm, bàn phím nên đặt cách mắt 30-40 cm. Với điện thoại, khoảng cách tốt nhất từ mắt đến màn hình điện thoại là khoảng 40-50cm.
- Chớp mắt và áp dụng quy tắc 20:20:20
Khi làm việc với máy tính, chúng ta thường tập trung quá lâu và màn hình khiến chúng ta quên chớp mắt, dẫn đến mắt bị khô, căng cứng, đau nhức và rối loạn điều tiết mắt.
Ngoài ra, nếu làm việc với máy tính thường xuyên bạn nên áp dụng quy tắc 20:20:20, nghĩa là cứ sau 20 phút làm việc, nhìn ra xa 20 feet (6m) trong khoảng thời gian 20s, để mắt được thư giãn và phục hồi.
4. Tận dụng ánh sáng tự nhiên
Các bác sĩ Nhãn khoa cho biết, ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng nhất cho phòng làm việc và phòng học. Khi ngồi học tập, làm việc, nếu mắt được tiếp xúc với một dải quang phổ rộng trong ánh sáng tự nhiên giúp giảm tình trạng đau nhức mắt, mỏi mắt và mờ mắt. Do đó, bạn nên ngồi bên cạnh hoặc đối diện cửa sổ nên có ánh sáng tự nhiên tốt cho mắt.
Bổ sung dưỡng chất giúp chăm sóc, bảo vệ mắt từ bên trong
Theo GS.TS Đỗ Như Hơn – Phó Chủ tịch Hội Nhãn khoa Việt Nam, nguyên nhân khiến mắt bị lão hóa do thói quen làm việc, học tập và sinh hoạt vắt kiệt sức của đôi mắt nhưng lại thiếu sự chăm sóc mắt khiến mắt thiếu hụt Thioredoxin – là một phân tử có trọng lượng nhỏ nhưng giữ vai trò rất quan trọng như giữ gìn và bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc của mắt, truyền tín hiệu của các tế bào giúp chúng ta nhìn rõ và nhận biết màu sắc.
Trải qua nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời, viên uống Wit với tinh chất Broccophane thiên nhiên thúc đẩy tăng cường Thiodredoxin, bảo vệ thủy tinh thể và tế bào biểu mô sắc tố võng mạc – 2 bộ phận dễ bị tàn phá nhất của mắt. Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ Johns Hopkins, sử dụng thường xuyên Broccophane có tính an toàn, giúp làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, giúp phòng ngừa giảm thị lực, mù lòa.
Đồng thời, hỗ trợ ngăn ngừa tác hại của ánh sáng nguy hiểm và cải thiện các triệu chứng mắt khó chịu của hội chứng thị giác màn hình, trong đó có tình trạng đau nhức mắt phải.
Thiếu hụt Thioredoxin có thể dẫn tật khúc xạ ở trẻ em tăng lên, những người bị đục thủy tinh thể sẽ lão hóa sớm hơn, một số bệnh lý khác ở mắt và gây ra các triệu chứng khó chịu ở mắt như: đau nhức mắt, mỏi mắt, mờ mắt, chảy nước mắt sống…
Chỉ 1 viên Wit mỗi ngày để chăm sóc và nuôi dưỡng mắt từ bên trong, giảm rõ rệt các triệu chứng khó chịu kéo dài ở mắt, bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể cho đôi mắt sáng khỏe
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức mắt phải, để cải thiện điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân. Do đó, nếu tình trạng đau nhức mắt kéo dài, bạn cần đến các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nên có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện tử. Đặc biệt, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt như tinh chất Broccophane thiên nhiên thúc đẩy tăng cường Thiodredoxin từ đó chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong hiệu quả.