9 nguyên nhân gây ngứa mắt trái theo giờ bạn nên chú ý

Ngày đăng bài: 22-09-2023

Theo quan niệm dân gian, ngứa mắt trái theo giờ là điềm báo cho sự việc nào đó sắp diễn ra. Nhưng dưới góc nhìn khoa học, ngứa mắt trái theo giờ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như khói bụi, nhiễm trùng, dị ứng,… Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây ngứa mắt trái theo giờ trong bài viết dưới đây.

Chứng ngứa mắt trái theo giờ là gì? 

Ngứa mắt trái theo giờ là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở mí mắt, khóe mắt trái trong một khung giờ nào đó. Tình trạng khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. (1)

9 nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa mắt trái theo giờ

Ngứa mắt trái theo giờ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là 9 nguyên nhân thường gặp nhất.

1. Do vệ sinh mắt không đúng cách

Khi mắt đổ ghèn hay có dị vật rơi vào mắt nhưng không được vệ sinh đúng cách, có thể dẫn đến chứng ngứa mắt. Đặc biệt, những sai lầm khi tẩy trang của chị em phụ nữ như: không tẩy trang vùng mắt, cọ xát quá mạnh, không rửa lại mặt,… cũng khiến mắt tổn thương, dễ mẩn đỏ, viêm ngứa.

2. Tiếp xúc nhiều khói bụi

Làm việc ngoài trời, thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi nhưng không có biện pháp bảo vệ có thể khiến bụi bẩn rơi vào mắt, gây cảm giác cộm xốn kèm triệu chứng ngứa và đau nhức.

3. Do dị ứng mạt bụi, lông động vật, mỹ phẩm

Dị ứng là phản ứng “nhầm” của hệ thống miễn dịch đối với dị nguyên (tác nhân gây dị ứng). Tuy dị nguyên thường là những chất vô hại nhưng có thể gây ra triệu chứng dị ứng do được kích hoạt bởi histamine (chất chống dị ứng sản sinh từ cơ thể).

Vì vậy, khi các tác nhân như: mạt bụi, lông động vật, mỹ phẩm tiếp xúc với mắt có thể làm mắt ngứa ngáy, nóng rát, nhạy cảm với ánh sáng,… nhưng nếu dị vật được lấy ra đúng cách sẽ không làm tổn thương mắt. (2)

ngứa mắt trái theo giờ

Mắt trái bị ngứa do dị ứng

4. Mắt bị dị ứng theo mùa

Ngứa mắt do dị ứng theo mùa thường diễn ra cùng một thời điểm nhất định hằng năm. Ngoài biểu hiện ngứa mắt, người bệnh còn có các phản ứng dị ứng khác: nghẹt mũi, hắt hơi, phát ban.

5. Mắt bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng là tình trạng mắt bị tấn công bởi virus, vi khuẩn hoặc do các loại nấm khiến mắt kích ứng, ngứa dữ dội và xuất hiện nhiều tia máu đỏ trong lòng trắng của mắt đem đến cảm giác khó chịu, đỏ, sưng mắt và mệt mỏi cho người bệnh.

Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất

6. Tình trạng khô mắt, mỏi mắt

Làm việc, tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại, đọc sách trong thời gian dài… có thể khiến mắt bị khô, căng và nhức mỏi. Nếu không được thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, “cửa sổ tâm hồn” có thể tổn thương nghiêm trọng hơn. Điển hình là triệu chứng khô mắt do sự mất cân bằng trong quá trình sản xuất nước khiến mắt trái bị ngứa, bỏng rát.

Tình trạng khô mắt thường gặp ở người lớn tuổi, vì từ 50 tuổi trở đi tuyến nước mắt bắt đầu hoạt động kém

7. Nguyên nhân do viêm mí mắt

Viêm mí mắt (viêm bờ mi) xảy ra khi các tuyến dầu nhỏ ở gốc lông mi bị tắc nghẽn, dẫn đến hiện tượng mắt bị sưng đau, ngứa râm ran,… Viêm mí mắt không làm suy giảm thị lực nhưng nếu tình trạng viêm kéo dài có thể trở thành bệnh mạn tính và gây ra nhiều biến chứng khác.

8. Sử dụng kính áp tròng

Đeo kính áp tròng quá lâu hoặc không thay kính áp tròng thường xuyên có thể gây kích ứng mắt, làm mắt bị khô, ngứa và đỏ.

Dùng kính áp tròng sai cách là một trong những nguyên nhân gây ngứa mắt

9. Ngứa mắt do một số bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số bệnh lý như: Viêm xoang, chắp mắt, lẹo mắt hay hội chứng thị giác màn hình cũng có thể gây ngứa mắt trái theo giờ. 

Ngứa mắt trái theo giờ có nguy hiểm không?

Cơn ngứa mắt trái theo giờ nếu chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa mắt kéo dài có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý về mắt. Bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị khi bị ngứa mắt xuất hiện kèm theo các dấu hiệu bất thường sau:

  • Nước mắt tiết ra quá mức, liên tục và kéo dài.
  • Mắt có cảm giác khó chịu, cộm xốn, ngứa dai dẳng.
  • Gỉ mắt có màu xanh hoặc vàng bất thường, dính chặt vào lông mi.
  • Ngứa mắt do viêm bờ mi lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm.

Cách khắc phục tình trạng ngứa mắt trái theo giờ hiệu quả

Để khắc phục tình trạng ngứa mắt trái theo giờ, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

1. Dùng đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường khói bụi

Trang bị đồ bảo hộ lao động là việc cần thiết khi làm việc trong môi trường khói bụi, điều này không chỉ giúp bảo vệ mắt mà còn giúp giảm thiểu tai nạn lao động. Đồng phục bảo hộ lao động bao gồm: kính bảo hộ lao động, quần áo, găng tay, đai an toàn lao động,… Ngoài ra, sau giờ làm việc bạn nên vệ sinh mắt đúng cách, cho mắt nghỉ ngơi thư giãn. 

2. Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt

Dưới đây là gợi ý một số loại thực phẩm tốt cho mắt, bạn có thể tham khảo:

  • Rau lá xanh đậm: Các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh,cải xoăn, rau bina,… không chỉ giàu vitamin E và vitamin C, còn chứa lutein và zeaxanthin – 2 “trợ thủ” giúp tăng cường thị lực. Đặc biệt, bông cải xanh được biết có chứa tinh chất Broccophane –  rất giàu Sulforaphane đã được chứng minh có khả năng giúp tăng tổng hợp Thioredoxin (một loại protein đặc biệt cho mắt).
  • Cá biển: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Omega-3 có trong cá biển (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…) có thể giúp võng mạc hoạt động bình thường, hỗ trợ quá trình điều tiết nước mắt.
  • Đậu và các cây họ đậu: Các loại đậu như: đậu phộng, đậu hà lan, đậu đen,… chứa nhiều kẽm và bioflavonoids – chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ bảo vệ võng mạc.
  • Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt óc chó, hạt chia,… là những loại hạt chứa một lượng acid béo Omega-3 lớn, cùng các dưỡng chất khác (kẽm, vitamin E, khoáng chất, tinh dầu…) có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và phòng ngừa đục thủy tinh thể.
  • Khoai lang, cà rốt: Khoai lang, cà rốt là 2 loại thực phẩm giàu beta – carotene (tiền chất của vitamin A) giúp cải thiện độ ẩm cho mắt, tạo ra sắc tố võng mạc, tham gia vào quá trình chuyển các tia sáng thành hình ảnh mà ta có thể nhìn thấy.
  • Trái cây họ cam quýt: Vitamin C trong các loại trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi,…) được cho là có đặc tính chống oxy hóa tốt, do đó đây cũng là nhóm thực phẩm được khuyên dùng để giữ đôi mắt sáng khỏe. 

Nguồn dưỡng chất dồi dào từ rau củ quả sạch giúp tăng cường sức khỏe cho mắt

3. Sử dụng thực phẩm hỗ trợ mắt 

Theo các nhà nhãn khoa, nguyên nhân sâu xa gây ngứa mắt, khô nhức là do sự thiếu hụt Thioredoxin trong cơ thể. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm tốt cho mắt các chuyên gia còn khuyến nghị nên sử dụng thêm dưỡng chất chuyên biệt để tăng cường Thioredoxin – chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong.

Thioredoxin là loại phân tử protein nhỏ, có vai trò quan trọng trong các phản ứng sinh hóa, giúp cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể. Đồng thời, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (RPE) trước sự tác động liên tục của các yếu tố gây hại. Từ đó, giảm bớt cảm giác khô rát, ngứa mắt, làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa các bệnh lý mắt nguy hiểm.

Trải qua nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit có tác dụng bảo vệ mắt một cách toàn diện. Wit chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên đã được chứng minh giúp tăng thioredoxin một cách tự nhiên, đồng thời nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể, cải thiện triệu chứng khó chịu do ngứa mắt, khô mỏi mắt an toàn, hiệu quả.

Sử dụng Wit giúp chống khô mắt và bảo vệ mắt khỏi những tác nhân gây viêm nhiễm

Wit chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên  

Tại Việt Nam, viên uống bổ mắt Wit đang được phân phối độc quyền bởi Công ty CP dược phẩm ECO. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ: 1800 556 889 hoặc truy cập website: https://wit-ecogreen.com.vn

4. Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý giúp mắt được thư giãn, giảm tình trạng ngứa mắt trái theo giờ. Để đạt hiệu quả cân bằng, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Nguyên tắc 20 – 20 – 20: Điều này có nghĩa là sau 20 phút làm việc với màn hình máy tính thì chuyển mắt nhìn sang hướng khác với khoảng cách 20 feet (6 mét) trong 20 giây.
  • Tư thế ngồi làm việc: Ngồi với tư thế thoải mái nhất và giữ lưng luôn thẳng.
  • Đặt màn hình máy tính hợp lý: Giữ cho màn hình máy tính cách mắt 50 – 60 cm. 
  • Chọn style chữ phù hợp: Cỡ chữ lý tưởng là cỡ chữ gấp 3 lần cỡ chữ nhỏ nhất mà bạn thấy.
  • Độ sáng màn hình: Nên kết hợp giữa nguồn sáng tự nhiên và nguồn sáng nhân tạo.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7 – 9 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya sẽ giúp mắt có khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động.

Xem thêm: Cách trị mỏi mắt cho dân văn phòng

5. Tránh để mắt bị khô hay mỏi mắt

Để tránh mắt bị khô hay mỏi mắt, bạn nên:

  • Chớp mắt thường xuyên: Chớp mắt thường xuyên giúp nước mắt trải đều trên bề mặt nhãn cầu, đồng thời làm sạch mắt, rửa trôi các dị vật bám trên mắt. Người bình thường một phút chớp mắt 10 – 13 lần, mỗi lần 0,2 – 0,4 giây.
  • Chườm khăn ấm lên mắt: Là một trong những cách hiệu quả giúp giảm tình trạng khô mắt, làm dịu mắt và thúc đẩy sự hình thành nước mắt.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp cho mắt được cấp ẩm, đảm bảo mắt tiết đủ nước mắt, tránh tình trạng khô mắt.

Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện thêm một số động tác massage, tập yoga riêng cho mắt và đừng quên bổ sung thêm 1 viên Wit mỗi ngày để mắt đôi mắt được cấp ẩm, đảm bảo mắt tiết đủ nước mắt, hạn chế khô mắt.

6. Cần chú ý vệ sinh mắt đúng cách

Sau đây là cách vệ sinh mắt đúng trong từng trường hợp cụ thể:

Làm sạch bụi bẩn và các mảnh vụn

Khi bị bụi bẩn hoặc cát vô tình lọt vào mắt bạn gây ngứa mắt, bạn nên:

  • Cách 1: Tận dụng nước mắt

Nước mắt sinh lý không chỉ giữ ẩm cho đôi mắt mà còn có khả năng quét sạch bụi bẩn ra khỏi mắt. Lúc này, hãy khép mắt lại, nháy mắt vài lần để mắt chảy ra, kéo theo bụi bẩn ra ngoài.

  • Cách 2: Lau mắt

Nếu có thể tự nhìn thấy rõ mảng bụi bám trong mắt của mình, hãy dùng khăn ướt vô trùng lau nhẹ để lấy nó ra. Lưu ý, thao tác cần nhẹ nhàng, không chọc quá sâu và ngừng tác động nếu bụi bẩn bị mắc kẹt trong mắt. Nếu thấy quá khó chịu, bạn cần gặp bác sĩ để được hỗ trợ ngay.

  •  Cách 3: Rửa với nước sạch

Bạn có thể sử dụng nước sạch để rửa mắt, chớp mắt liên tục với nước sạch cho đến khi cảm thấy dễ chịu hoặc khi bụi bẩn đã trôi ra ngoài. 

  • Cách 4: Dùng nước muối sinh lý

Bước 1: Rửa sạch tay trước khi thực hiện vệ sinh mắt.

Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0.9% vào mắt.

Bước 3: Dùng gạc y tế hoặc khăn sạch thấm nước lau mắt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới và chú ý lau cả phần lông mi.

Xử lý mủ và chất nhầy

Mủ hoặc chất nhầy (gỉ mắt) khi khô có thể đóng thành một lớp gây ngứa, khó chịu ở mắt. Khi gặp phải trường hợp này, bạn nên xử lý bằng các bước sau:

Bước 1: Dùng tay sạch gỡ các lớp ghèn đã khô ra.

Bước 2: Dùng khăn ấm đắp lên mắt, nhắm mắt thư giãn trong vài phút.

Bước 3: Cho khăn vào nước ấm một lần nữa để lấy mủ và chất nhầy dễ dàng hơn.

Bước 4: Dùng tăm bông hoặc một góc của khăn đã thấm nước ấm, nhắm mắt lau nhẹ nhàng từ trong ra ngoài cho đến khi mắt sạch.

Đối với hóa chất

Khi bị hóa chất dính vào mắt, bạn cần bình tĩnh và thực hiện các bước vệ sinh mắt sau:

Bước 1: Rửa mắt bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý ít nhất 15 phút. Nếu bạn đang đeo kính áp tròng, hãy tháo kính ra và tiếp tục rửa mắt. Đối với hóa mỹ phẩm như xà phòng, dầu gội bạn chỉ cần rửa mắt bằng nước thường, tránh dụi mắt khiến hóa chất thâm nhập sâu hơn.

Bước 2: Trong trường hợp mắt có cảm giác khó chịu, nhìn mờ, nóng rát,… bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và chữa trị kịp thời. Khi đi nhớ mang theo hộp đựng hóa chất đã bắn vào mắt.  

Lưu ý: Rửa tay sạch sẽ để chắc chắn hóa chất không còn dính trên tay. 

Khi đeo kính áp tròng

  • Vệ sinh tay trước khi đeo kính áp tròng: Bạn nên rửa tay sạch trước khi đeo kính áp tròng vì móng tay là bộ phận tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Nên đeo kính trước khi trang điểm: Để tránh dính bụi phấn, mỹ phẩm trong quá trình làm đẹp.
  • Vệ sinh kính áp tròng để tránh nhiễm khuẩn: Sau khi tháo kính, xoa nhẹ để rửa sạch và ngâm trong dung dịch chuyên dụng.
  • Không nên đeo kính áp tròng quá 8h/ngày và kết hợp sử dụng nước mắt nhân tạo khi đeo/tháo kính để hạn chế tình trạng kích ứng làm mắt khô, ngứa.

7. Kiểm tra mắt định kỳ, nắm rõ sức khỏe mắt

Việc khám mắt định kỳ không chỉ giúp bạn tầm soát sức khỏe đôi mắt mà còn có thể phát hiện những bệnh lý nghiêm trọng khác của cơ thể để sớm điều trị kịp thời. Thông thường, kiểm tra mắt nên được duy trì mỗi năm 1 lần.

Đôi khi các bệnh lý về mắt không có triệu chứng cụ thể, bệnh diễn biến “âm thầm” khiến thị lực giảm sút nhanh chóng. Vì vậy, để mắt luôn khỏe mạnh bạn cần chăm sóc mắt từ bên trong lẫn bên ngoài. Nếu tình trạng ngứa mắt trái theo giờ kéo dài nên chủ động đến các ở sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Đánh giá bài viết
22-09-2023
mua_wit