Kính áp tròng cận thị loại nào tốt? Lưu ý gì khi sử dụng?

Thẩm mỹ, tiện dụng mã vẫn đảm bảo nhận diện hình ảnh rõ nét là những ưu điểm giúp cho lens mắt hay kính áp tròng cận thị trở thành sự thay thế lý tưởng cho kính gọng truyền thống. Nếu bạn chưa biết lựa chọn kính áp tròng loại nào tốt và đeo như thế nào vừa đẹp vừa an toàn cho đôi mắt, đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích và thú vị WIT chia sẻ trong bài viết này nhé!
Kính áp tròng là gì ?
Kính áp tròng (lens hay contact lens) là một loại kính mắt có thiết kế nhỏ gọn và mỏng nhẹ khác biệt hoàn toàn với những chiếc kính gọng truyền thống giúp người dùng cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao, kính áp tròng còn đảm bảo chức năng điều chỉnh giác mạc giúp điều chỉnh tật khúc xạ hiệu quả cho người bị cận thị hoặc loạn thị.
Đeo kính áp tròng cận thị có tốt không?
Đối với những người có thị lực bình thường, lens hay contact lens đơn thuần chỉ là một loại phụ kiện làm đẹp cho đôi mắt to tròn hơn, màu sắc sống động và long lanh hơn.
Nhưng, đối với người mắc khiếm khuyết về giác mạc thì vai trò của lens không chỉ dừng lại ở hai từ thẩm mỹ nữa mà lens còn sử dụng để điều chỉnh thị lực giống như kính gọng quen thuộc. Và lúc này, người ta sẽ ưu ái dành cho lens tên gọi gần hơn với công năng của chúng là kính áp tròng cận thị hoặc kính áp tròng loạn thị.
Người bị cận thị đeo kính áp tròng có tốt không?
Ngoài hai trường hợp được khuyến cáo không nên hoặc hạn chế dùng kính áp tròng là người giác mạc mỏng và người bị cận thị kèm loạn thị, thì đeo kính áp tròng là lựa chọn an toàn và phù hợp với hầu hết mọi người bởi những lợi ích dưới đây:
1. Đảm bảo tầm nhìn trong mọi hoàn cảnh
Nhiệm vụ chính của kính cận (bao gồm kính gọng và contact lens) là điều chỉnh giác mạc giúp người bệnh nhìn rõ mọi thứ ở cự ly xa.
Đeo lens giúp bạn khắc phục hoàn hảo những hạn chế này của kính gọng. Dù mưa hay nắng, kính áp tròng vẫn đảm bảo tầm nhìn cho bạn trên mọi cung đường.
2. Mỏng nhẹ tiện dụng
Kính áp tròng có kích thước trung bình từ 14 – 14.3mm vừa đủ ôm sát lấy giác mạc đem lại cảm giác thoải mái và thuận tiện khi làm việc. Vì không có gọng, thế nên dù tham gia vào bất kỳ hoạt động nào cũng không cản trở di chuyển hay gây rắc rối cho bạn.
3. Thẩm mỹ tự nhiên
Bạn có thể dễ dàng lựa chọn được loại kính áp tròng phù hợp với hình dáng đôi mắt, màu da, đường nét trên gương mặt và quần áo đang mặc bởi lens được thiết kế với những màu sắc và kích thước khác nhau. Điều này giúp nâng tầm phong cách cá nhân và quan trọng hơn cả là thắp lên vẻ rạng ngời, tươi sáng của đôi mắt chúng ta.
4. Hạn chế tác động của tia cực tím
Lens được tích hợp một lớp chống tia cực tím (tia UV) giúp bảo vệ đôi mắt trước tác động nguy hại của tia tử ngoại, giảm tránh nguy cơ thoái hóa hoàng điểm hoặc đục thủy tinh thể. Đây là ưu điểm vượt trội của kính áp tròng so với kính gọng cổ điển.
Kính áp tròng cận thị có khả năng chống tia UV
5. Giảm tránh tổn thương mắt khi va đập
Sự cố (té ngã, tai nạn giao đông) bất ngờ xảy ra có thể làm vỡ mặt kính gây tổn thương đến mắt. Mối nguy hiểm này sẽ được ngăn chặn khi bạn dùng contact lens. Được làm từ chất liệu dẻo và mềm là Silicon hoặc Hydrogel – Kính áp tròng giúp giảm tránh tối đa những nguy cơ làm hại đến mắt từ các tác động bên ngoài.
Kính áp tròng nói chung và kính áp tròng cận thị nói riêng mang đến cho người sử dụng nhiều lợi ích khác biệt mà kính gọng truyền thống chưa làm được.
Thế nhưng, các bác sĩ nhãn khoa cũng khuyến cáo rằng: Dùng kính áp tròng sai cách và thường xuyên có thể dẫn nhiễm khuẩn, gây xước, tổn thương giác mạc và khô mắt,…
Vậy nên, loại kính này có thật sự tốt hay phù hợp với bạn hay không? vẫn cần sự tư vấn và kết luận của bác sĩ chuyên khoa mắt.
Tham khảo :
Bị cận bao nhiêu độ thì nên đeo lens/kính áp tròng?
Kính áp tròng cũng được phân độ từ thấp đến cao giống như kính gọng để thích hợp với cả người cận nhẹ và người cận nặng. Vậy nên, dù bị cận cấp độ nào (kể cả cận nặng trên 6 độ), bạn đều có thể đeo contact lens để điều chỉnh tầm nhìn. Tuy nhiên, Chuyên gia Wit-Ecogreen có 2 điều muốn lưu ý đến các bạn đó là:
- Khi có nhu cầu dùng kính áp tròng, nhất là kính áp tròng cận thị, các bạn nhất định phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt để được chỉ định loại lens phù hợp.
- Đến địa chỉ kính mắt uy tín mua kính áp tròng cận thị chất lượng để đảm bảo an toàn, khả năng quan sát và thẩm mỹ tuyệt đối cho đôi mắt bạn nhé!
Lens dành cho người cận thị ở mọi cấp độ. Nhưng, nên hay không nên đeo lens cận thị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tình trạng giác mạc và dị tật ở mắt (nếu giác mạc mỏng, cận thị nặng kèm loạn thị thì không nên đeo kính áp tròng)… Do đó, dù muốn hay không, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để trao đổi trực tiếp.
Cách sử dụng kính áp tròng cận thị
Cách sử dụng kính áp tròng cận thị đơn giản như khi bạn gắn lens thẩm mỹ thông thường. Dẫu vậy, ở lần đầu mang kính áp tròng, chúng ta sẽ không tránh được sự bối rối dẫn đến hỏng lens hoặc đau mắt. Vì vậy, hướng dẫn chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện những thao tác đeo và tháo kính áp tròng dễ dàng nhất:
Cách đeo kính áp tròng cận loạn
- Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi đeo lens.
- Đứng trước gương hoặc chuẩn bị gương (đủ lớn) để nhìn dễ quan sát.
- Đặt lens trên đầu ngón trỏ tay thuận.
- Ngón trỏ tay còn lại đẩy mi trên lên, còn ngón giữa kéo mi dưới xuống.
- Nhẹ nhàng đặt lens vào mắt (mắt luôn mở to và không được chớp).
- Đeo lens xong, nhắm mắt lại và chớp vài lần.
Sử dụng lens cận thị đơn giản hơn những gì bạn nghĩ
Nếu liếc qua liếc lại mà bị cộm, bạn có thể điều chỉnh contact lens hoặc tháo ra lắp lại một lần nữa cho đến khi cử động của mắt thật sự linh hoạt và dễ chịu.
Cách tháo kính áp tròng cận loạn
- Rửa sạch tay sạch bằng xà phòng trước khi tháo lens.
- Nhìn vào gương và liếc mắt lên trên.
- Ngón giữa kéo mi dưới xuống, còn ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ lens lấy ra ngoài.
Chỉ qua 2 – 3 lần sử dụng là bạn sẽ nhuần nhuyễn những thao tác tháo lắp kính áp tròng cận thị. Và nhớ bảo quản lens trong nước ngâm kính sau khi lấy chúng ra khỏi mắt các bạn nhé!
Kính áp tròng loại nào tốt nhất hiện nay?
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, thói quen sinh hoạt, tính chất công việc và điều kiện tài chính của bản thân – Mỗi người có thể lựa chọn cho mình một trong các loại kính áp tròng cận thị sau:
1. Lens cứng
Kính áp tròng cứng là loại lens dành cho những người bị cận nặng và được tái sử dụng trong thời gian tương đối dài (3 – 6 tháng, thậm chí lên tới 1 năm).
Loại lens này có khả năng thẩm thấu Oxy cao và điều chỉnh tật khúc xạ tốt nhưng đôi khi gây ra cảm giác khó chịu và hơi cộm cho đôi mắt.
2. Lens mềm
Ngược lại với lens cứng, lens mềm được làm từ chất liệu dẻo nên ôm sát đồng tử giúp chuyển động của mắt tự nhiên mà không bị vướng. Tuy nhiên, lens mềm có thời hạn sử dụng ngắn hơn (1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng) và khả năng điều chỉnh tật khúc xạ ánh sáng không tốt bằng lens cứng.
3. Lens thẩm thấu
Sự ra đời của lens thẩm thấu là phiên bản kết hợp những ưu điểm nổi bật của lens cứng và lens mềm. Đeo kính áp tròng thẩm thấu, đôi mắt của bạn luôn đủ độ ẩm, không bị khô và cộm trong thời gian dài.
4. Lens giãn tròng
Bản chất của lens giãn tròng là lens mềm, nhưng đường kính lớn hơn và có nhiều kích thước để người dùng chọn lựa theo ý thích. Đặc biệt, khi đeo lens giãn tròng, “cửa sổ tâm hồn” của bạn trông to hơn, tròn hơn và sáng hơn.
Mỗi loại kính áp tròng dành cho người bị cận thị sẽ có những ưu và hạn chế riêng. Bạn hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ càng từng loại lens để xác định được kính áp tròng cận thị loại nào tốt nhất và phù hợp nhất với tình trạng của đôi mắt.
Giá kính áp tròng cận thị là bao nhiêu ?
Sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại khiến cho giá kính áp tròng cận thị được chia thành mức cao – thấp khác nhau. Hiện nay, kính áp tròng được bán với giá thấp nhất là khoảng 50 nghìn đồng, còn giá cao nhất là 500 nghìn đồng.
Mức giá này được phân tầng dựa trên thương hiệu, chất liệu và thời gian tái sử dụng của từng loại lens. Tùy vào nhu cầu sử dụng và túi tiền của bản thân, bạn hãy chọn cho mình mẫu kính áp tròng có mức giá thích hợp nhé!
Dưới góc độ khách quan, chúng tôi khuyên bạn khi chọn kính áp tròng cận thị không nên đặt nặng vấn đề chi phí mà hãy chú ý đến những yếu tố dưới đây:
- Tầm nhìn xa rõ nét.
- Thoải mái khi làm việc.
- Thuận tiện sử dụng.
- Phù hợp với hình dáng mắt và màu da.
Bạn chọn kính áp tròng cận thị dựa trên tiêu chí nào?
Loại lens cận đáp ứng được những điều kiện trên thật sự “đáng đồng tiền bát gạo” lắm! Dù phải chi một số tiền không hề nhỏ nhưng đổi lại được đôi mắt sáng khỏe “làm gì cũng nhanh, nhìn gì cũng rõ” thì sao chúng ta phải tiếc?
Lưu ý khi dùng lens cận thị giúp mang lại hiệu quả tốt nhất
Khi đeo kính áp tròng cận thị, bạn cần lưu ý những việc nên làm và không nên làm sau đây để tận dụng tối đa công năng của lens mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho đôi mắt:
Việc nên làm
- Rửa và lau khô tay trước khi chạm vào lens.
- Chỉ nên đeo lens trong thời gian được bác sĩ đề nghị.
- Kiểm tra kính áp tròng thường xuyên, ngay cả khi mọi thứ có vẻ ổn.
- Gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường chẳng hạn như đau, đỏ hoặc sưng mắt.
- Bảo quản lens cẩn thận bằng nước ngâm dành riêng cho lens.
Việc không nên làm
- Không cố gắng đeo kính áp tròng (kể cả kính áp tròng mới) nếu không vừa với mắt bạn.
- Không để dính nước hoặc nước bọt dính vào kính áp tròng của bạn.
- Không lấy kính áp tròng bị rơi và đặt thẳng vào mắt khi chưa vệ sinh lens sạch sẽ.
- Không dùng nước máy để rửa lens.
- Không đeo kính áp tròng nếu cảm thấy tầm nhìn bị mờ dù cho đôi mắt trông rất đẹp.
- Không đeo kính áp tròng khi đi bơi hoặc chơi các môn thể thao dưới nước.
- Không đeo kính áp tròng trong phòng tắm hoặc bồn tắm nước nóng.
- Không đeo kính áp tròng của người khác hoặc chia sẻ với ai lens của mình.
- Không được tái sử dụng kính áp tròng dùng 1 lần.
- Không dùng thuốc nhỏ mắt khi đeo kính áp tròng (trừ khi bác sĩ chuyên khoa chỉ định).
Không được tái sử dụng kính áp tròng dùng 1 lần
Có thể những điều này các bạn đã biết từ trước nhưng chuyên gia WIT vẫn muốn nhắc lại bởi chúng thật sự quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đôi mắt. Vậy nên, các bạn hãy thận trọng từ hành động nhỏ nhặt nhất để giảm tránh mọi rủi ro trong quá trình đeo kính áp tròng.
Tìm hiểu thêm:
Cùng với việc đeo kính áp tròng cận thị giúp tầm nhìn xa rõ ràng hơn, bạn nên bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu như Broccophane, vitamin E, kẽm… để đôi mắt khỏe khoắn từ sâu bên trong. Và đừng quên khám mắt định kỳ để kiểm soát mức độ cận thị của mình các bạn nhé!