10 dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em thường gặp ba mẹ cần lưu ý

Ngày đăng bài: 08:12 20/12/2022

Tỷ lệ trẻ bị mắc tật khúc xạ cận thị ngày càng gia tăng và rất đáng báo động. Việc phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu cận thị ở trẻ em giúp phụ huynh có cách điều chỉnh, và chăm sóc mắt trẻ phù hợp.

Cận thị ở trẻ em là gì?

Cận thị ở trẻ em là một tật khúc xạ khá phổ biến, do trục nhãn cầu dài hơn bình thường khiến hình ảnh được hội tụ ở trước võng mạc thay vì trên võng mạc. Vì vậy, trẻ chỉ có thể nhìn ở cự ly gần, các vật ở khoảng cách xa nhìn bị mờ.(1)

Cận thị ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đây là lo lắngc của rất nhiều phụ huynh khi có con bị tật cận thị. Tùy mức độ nặng nhẹ của độ cận mà có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Nếu cận thị nhẹ, mà không được điều chỉnh thị lực có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, vui chơi, học tập, nhận thức của trẻ.

Tuy nhiên, nếu cận thị ở mức độ nặng, về lâu dài sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh lý và biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực như: bong võng mạc dịch kính, lác, nhược thị.

Nguyên nhân trẻ em bị cận thị

Cận thị ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do yếu tố bẩm sinh hoặc do các yếu tố bên ngoài tác động.  

  • Bị cận do bẩm sinh

Nếu cha hoặc mẹ bị cận thị, con cái có nguy cơ cao gấp 3 lần so với những đứa trẻ có cha mẹ không bị cận thị. Trường hợp cả bố và mẹ bị cận thị thì nguy cơ cao gấp đôi.

  • Các yếu tố môi trường

Không dành đủ thời gian ở ngoài trời có liên quan đến sự khởi phát của bệnh cận thị.

  • Thói quen thị giác

Thói quen tập trung thị giác vào vật ở gần quá lâu như: đọc sách, sử dụng các thiết bị kỹ thuật số không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Giữ sách hoặc màn hình kỹ thuật số quá gần mắt trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ cận thị.(2)

Cận thị ở trẻ em

Thói quen sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu là một trong những nguyên nhân gây cận thị cho trẻ

10 dấu hiệu cận thị ở trẻ em thường gặp nhất

Dấu hiệu cận thị ở trẻ sẽ có biểu hiện những triệu chứng sau đây:

  • Trẻ nhìn vật ở xa khó khăn, phải nheo mắt
  • Trẻ hay dụi mắt thường xuyên
  • Khi đọc sách phải cúi sát
  • Ngồi rất gần tivi hoặc màn hình máy tính
  • Trẻ cảm thấy đau mỏi mắt khi dùng thiết bị điện tử
  • Trẻ hay chảy nước mắt sống
  • Trẻ liên tục nháy mắt
  • Nheo mắt khi nhìn vật ở xa
  • Trẻ đi học nhìn mọi thứ trên bảng khó khăn, hay viết sai, lệch hàng

Phòng ngừa cận thị ở trẻ em được hay không?

Ngoài yếu tố cận thị do yếu tố di truyền, cận thị hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt đúng cách như:

  • Cha mẹ nên khuyến khích bọn trẻ vận động ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhiều hơn, khoảng 2 giờ mỗi ngày.
  • Hạn chế cho trẻ với tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Dạy trẻ áp dụng quy tắc thư giãn mắt “20-20-20”, cứ 20 phút thì cho mắt nghỉ ngơi nhìn xa 20 feet (khoảng 6m) trong vòng 20 giây.
  • Hướng dẫn con ngồi đúng học đúng tư thế, đọc sách ở nơi đủ ánh sáng, không ngồi quá lâu, cần đứng dậy và đi lại.
  • Nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tốt các vấn đề ở mắt. Trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường về mắt thì cần thăm khám ngay.
  • Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, B, C, E, Omega-3… Có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt.

Các biện pháp kiểm soát cận thị ở trẻ em

Khi phát hiện trẻ bị cận thị cần kiểm soát, cải thiện tầm nhìn cho trẻ, tránh tình trạng để lâu sẽ khiến mắt nhược thị. Một số biện pháp kiểm soát biến dành cho trẻ:

  • Đeo kính gọng: Đây là biện pháp điều chỉnh thị lực phổ biến và ít có tác dụng phụ như các phương pháp khác.
  • Đeo kính áp tròng đa tiêu cự: Kính với các vùng tiêu cự khác nhau. Trung tâm của thấu kính hay còn gọi là hồng tâm giúp điều chỉnh tầm nhìn xa rõ hơn. Tuy nhiên, mặt hạn chế của loại kính này là vệ sinh mắt phải kỹ càng, vì dễ có nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.
  • Kính Ortho-K (Orthokeratology): Là một loại kính áp tròng mà trẻ đeo qua đêm để điều chỉnh tầm nhìn xa bị mờ vào ban ngày. Còn được gọi là Ortho-K, thấu kính làm phẳng giác mạc của trẻ khi ngủ. Ngày hôm sau, ánh sáng đi qua giác mạc đã được định hình lại rơi chính xác vào võng mạc, làm cho hình ảnh ở xa hiển thị rõ ràng hơn. Nhược điểm của loại kính này là chỉ cải thiện thị lực trong thời gian ngắn. Khi ngưng đeo kính, giác mạc sẽ từ từ trở lại hình dạng bình thường và cận thị quay trở lại,có nguy cơ gây nhiễm trùng và khó lắp hơn so với kính áp tròng thông thường, cần phải tái khám thường xuyên.
  • Atropine: Là chất thuốc chống cận thị tại chỗ có tác dụng trong việc làm chậm sự tiến triển của cận thị ở trẻ em. Phương pháp điều trị này đã được sử dụng rộng rãi ở châu Á và ngày càng được kê đơn cho trẻ em bị cận thị ở Hoa Kỳ. Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc này là cay mắt, rát mắt, mờ và nhạy cảm với ánh sáng. Nồng độ thuốc ít hơn có thể làm giảm các triệu chứng tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả lâu dài chưa được đánh giá rõ ràng.
  • Huấn luyện thị giác: Các bài tập thể dục cho mắt giúp khắc phục và thậm chí tránh được một số rối loạn thị giác. Nên hướng dẫn trẻ các bài tập đơn giản như: chuyển động của mắt nhìn xa, nhìn gần, chuyển động mắt qua phải, qua trái.
  • Điều trị tật khúc xạ bằng phẫu thuật: Phương pháp này làm thay đổi độ cong của giác mạc để điều chỉnh ánh sáng hội tụ đúng võng mạc. Tuy nhiên, phương pháp này áp dụng cho trẻ từ 18 tuổi trở lên và độ cận phải ở mức ổn định, chi phí phẫu thuật ở mức cao. Vẫn có khả năng tái cận trở lại nếu không có phương pháp chăm sóc mắt tốt.

Sử dụng tinh chất thiên nhiên chăm sóc mắt cho trẻ bị cận thị hiệu quả

Theo các chuyên gia nhãn khoa, bên cạnh cách chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên ngoài, thì cần có biện pháp nuôi dưỡng và bảo vệ từ bên trong bằng dưỡng chất chuyên biệt. Các nhà khoa học chỉ rõ, tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị) và các bệnh lý (đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng…) về mắt liên quan chặt chẽ đến sự suy giảm của Thioredoxin – một loại protein phân tử nhỏ rất quan trọng với mắt. Sự thiếu hụt Thioredoxin sẽ khiến cấu trúc, chức năng của võng mạc và thủy tinh thể bị thay đổi.

Cận thị ở trẻ em

Wit – viên uống bổ mắt từ Mỹ chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên được các nhà khoa học và chuyên gia khuyên dùng bảo vệ mắt sáng tinh anh

Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng này, cần có giải pháp tăng cường Thioredoxin tự nhiên trong cơ thể, đây được xem là chìa khóa giúp nuôi dưỡng mắt và bảo vệ thị lực hiệu quả, giải quyết tận gốc rễ nhờ tác động vào cơ chế bệnh sinh.

Với ứng dụng của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit với tinh chất  Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh, rất giàu sulforaphane) có tác dụng tăng tổng hợp Thioredoxin một cách hiệu quả. Wit chứa các dưỡng chất, hoạt chất sinh học tự nhiên, hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống.

Đồng thời, sản phẩm Wit giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính, điện thoại, màn hình tivi, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Ngoài ra, việc sử dụng Wit đều đặn còn giúp hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô) và hỗ trợ cải thiện thoái hóa hoàng điểm, tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hút thuốc lá và giảm nguy cơ mù lòa.

Thành phần sản phẩm đã được nghiên cứu khoa học ở nhiều quốc gia trên thế giới về tính an toàn và hiệu quả. Liệu dùng đơn giản, 1 viên/ngày. Sản phẩm dùng được cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, là tài sản vô giá không có gì thay thế được. Do vậy, các bậc cha mẹ cần quan tâm và hướng dẫn con thói quen sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ thị lực, đồng thời cần theo dõi xem con có bị các dấu hiệu cận thị ở trẻ để có giải pháp sớm điều chỉnh thị lực kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

 

Đánh giá bài viết
08:31 14/06/2023
mua_wit