Tật khúc xạ ở trẻ em nguy hiểm không? Chữa trị thế nào?

Ngày đăng bài: 04-11-2021

Ảnh hưởng của lối sống hiện đại cũng như thói quen sinh hoạt tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử sớm chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em ngày một tăng cao. Rất nhiều phụ huynh lo lắng về thị lực của con em mình. Vậy, tật khúc xạ ở trẻ em nguy hiểm không? Làm cách nào để cải thiện và phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ? Cùng Wit tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết này.

Tật khúc xạ ở trẻ em là gì?

Tật khúc xạ ở trẻ em là sự bất thường của hệ thống khúc xạ, khi hình ảnh không hội tụ trên võng mạc mà có thể nằm ở trước, sau hoặc hội tụ ở nhiều điểm gây ra các tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thịloạn thị. Trong đó, tỷ lệ trẻ bị cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất (70%).

tật khúc xạ ở trẻ em

Theo thống kê điều tra dịch tễ được tiến hành trên cả nước cho thấy, trong một thập kỷ qua, tỷ lệ tật khúc xạ học đường có xu hướng gia tăng, đặc biệt tỷ lệ học sinh ở các thành phố lớn khá cao, dao động từ 18% tới 38,8%. Theo ước tính của Viện Nhãn khoa Hoa kỳ, đến năm 2050 thế giới sẽ có hơn 4 tỷ người, chiếm 48,8% dân số bị cận thị.

Dấu hiệu nhận biết tật khúc xạ ở trẻ em

Bên cạnh việc thăm khám mắt định kỳ giúp phát hiện chính xác tật khúc xạ ở trẻ em thì trẻ bị tật khúc xạ thường có những dấu hiệu sau đây, cha mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ thường nheo mắt, nghiêng đầu hoặc nhắm 1 mắt khi xem tivi hoặc nhìn các vật ở xa
  • Trẻ thường hay dụi mắt dù không buồn ngủ
  • Trẻ đi học thường đến gần bảng mới thấy, hay chép bài sai, kết quả học tập sa sút
  • Trẻ sợ ánh sáng làm chói mắt
  • Trẻ hay kêu mỏi mắt, nhức đầu
  • Trẻ thường không thích các hoạt động liên quan đến thị giác như tô màu, vẽ hình hay đọc sách, và cũng không thích chơi các trò chơi cần phải nhìn xa như ném bóng, bóng chuyền, bóng rổ…
  • Ở những đứa trẻ ở lứa tuổi đi học khi đọc sách còn có dấu hiệu nhảy hàng, đọc từ hàng này nhảy sang hàng khác
  • Trẻ có dấu hiệu mắt bị lác

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên thì cần cho trẻ đi khám ngay để được kiểm tra và điều chỉnh thị lực cho trẻ kịp thời, tránh để lâu có thể có biến chứng và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

dấu hiệu tật khúc xạ ở trẻ em

Trẻ thường xuyên dụi mắt là một trong những dấu hiệu trẻ bị tật khúc xạ

Tật khúc xạ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Theo Tổ chức Quốc tế về Phòng chống Mù lòa (IAPB) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, tật khúc xạ chưa được điều chỉnh kính đã và đang là nguyên nhân đáng kể gây suy giảm thị lực thậm chí mù lòa. Năm 2006, WHO ước tính có khoảng 2,3 tỷ người trên thế giới mắc tật khúc xạ, trong đó có 153 triệu người bị giảm thị lực hoặc bị mù do tật khúc xạ không được chỉnh kính.(2)

Tật khúc xạ ở trẻ em tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày, kết quả học tập, cũng như khả năng phát triển của trẻ. Nếu không được phát hiện và điều chỉnh sớm có khả năng gây nhược thị ở trẻ nhỏ. Tình trạng này kéo dài mà không được điều chỉnh có thể dẫn đến mù lòa.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ bị tật khúc xạ nhưng không có biểu hiệu bất thường nên cha mẹ khó phát hiện, hoặc phát hiện muộn. Vì vậy, cần cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để tầm soát bệnh. Các chuyên gia khuyên nên khám mắt từ khi trẻ 3 tuổi vì có thể ở độ tuổi này trẻ bị tật khúc xạ nhưng chưa biết nói. Đặc biệt, trẻ bị viễn thị hoặc loạn thị lại càng khó phát hiện hơn.

Nguyên nhân gây tật khúc xạ ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ bị tật khúc xạ có nhiều nguyên nhân, có thể do thói quen chưa hợp lý, do cơ địa, hoặc do bẩm sinh. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Trẻ có thói quen nhìn gần, tập trung vào khoảng cách gần trong một thời gian dài sẽ khiến việc điều tiết mắt có vấn đề.
  • Môi trường học tập thiếu ánh sáng, ngồi sai tư thế… cũng là nguyên nhân làm thị lực suy giảm.
  • Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử như: máy vi tính, điện thoại, tivi, Ipad… Tất cả những thiết bị này đều phát ra ánh sáng xanh, tác động sâu vào đáy mắt gây tổn thương võng mạc ảnh hưởng đến tầm nhìn của trẻ. Theo nghiên cứu, trẻ em tiếp xúc các thiết bị điện tử trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ giảm thị lực đến 90%.
  • Chế độ ăn uống thiếu các dưỡng chất quan trọng cho mắt như vitamin A, Omega-3… Đặc biệt, giai đoạn mang thai mà người mẹ hút thuốc lá, ăn uống thiếu chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của trẻ. Trên thực tế, phụ nữ hút thuốc lá trong giai đoạn thai kỳ, trẻ có nguy cơ mắc tật khúc xạ cao hơn 1,5 lần so với người bình thường.
  • Do yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu, những đứa trẻ sinh ra bởi những bố mẹ bị cận thị dưới 4 diop thì khả năng di truyền cho con cái khoảng dưới 10%. Tuy nhiên, cha mẹ cận từ 6 diop trở lên thì khả năng di truyền lên tới 90%.
  • Do cấu trúc giác mạc, thủy tinh thể có sự bất thường.

nguyên nhân gây tật khúc xạ ở trẻ nhỏ

Tật khúc xạ ở trẻ nhỏ nếu không được điều chỉnh kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Điều trị tật khúc xạ ở trẻ em

Nếu phát hiện có vấn đề về thị lực thì cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị cho từng trường hợp cụ thể:

  • Sử dụng kính thuốc: Đây là biện pháp giúp trẻ điều chỉnh thị lực đơn giản, an toàn nhưng mang lại hiệu quả cao. Lưu ý, nên đến các cơ sở đo mắt  uy tín để cắt kính chính xác độ khúc xạ của mình.
  • Phẫu thuật: Khi đã cho trẻ dùng kính thuốc để thay đổi điểm hội tụ hình ảnh trên võng mạc và dùng thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ nhưng không có tác dụng thì có thể cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật mắt cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này thường áp dụng cho người từ 18 tuổi, khi các tật khúc xạ của mắt đã ở mức ổn định.

Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật hiện đại tiên tiến được sử dụng trong việc điều trị tật khúc xạ ở mắt: Laser Excimer là  Photo Refractive Keratectomy (PPK) và Laser in Situ Keratomileusis (LASIK). Cả hai phương pháp này đều  giúp thay đổi độ cong của giác mạc, hình ảnh hội tụ đúng ở giác mạc, thị lực trở lại bình thường.

Phòng ngừa tật khúc xạ cho bé

  • Đối với trẻ có tật khúc xạ thì cần đeo kính thường xuyên, vừa giúp trẻ cải thiện thị lực và tạo điều kiện phát triển hoàn thiện chức năng thị giác của bản thân.
  • Nên khám mắt định kỳ 6 tháng/lần vì mắt của trẻ còn thay đổi nên cần khám để thay đổi kính cho phù hợp với tật khúc xạ của trẻ.
  • Nên đặt bàn học của trẻ ở nơi có đủ ánh sáng, nên trang bị đèn vàng cho trẻ, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
  • Chiều cao của bàn học phải phù hợp với chiều cao của trẻ, đảm  bảo trẻ ngồi học đúng tư thế (ngồi thẳng lưng, không cúi sát xuống bàn, khoảng cách từ mắt đến sách là khoảng 30-40cm).
  • Cho trẻ giải lao sau 1 giờ đọc sách, học tập, để thư giãn, nghỉ ngơi. Nhắc nhở trẻ chớp mắt thường xuyên (3 giây/lần).
  • Khoảng cách cho trẻ xem tivi tối thiểu là 4m (tùy thuộc vào kích thước của tivi).
  • Nên tạo điều kiện cho trẻ hoạt động ngoài trời nhiều hơn thay vì ngồi nhà chơi game, xem tivi.
  • Trẻ nên ngủ đủ giấc 8-10 tiếng mỗi ngày.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho trẻ, đặc biệt tăng cường các dưỡng chất tốt cho mắt, cần cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, giàu vitamin A, C, E, lutein, Zeaxanthin có trong cà rốt, khoai lang, bí đỏ, ớt chuông, súp lơ xanh, rau bina, cải xoăn; các loại cá giàu acid béo Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá ngừ, cá mòi…

Tật khúc xạ ở trẻ em được xem là “vấn nạn” của xã hội, khi con số trẻ bị tật khúc xạ không ngừng tăng cao. Điều này  ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống, kết quả học tập cũng như tương lai của trẻ nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh giúp trẻ thay đổi thói quen sinh hoạt không phù hợp, thì cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học, hướng trẻ đến cuộc sống năng động, hoạt bát và đừng quên khuyến khích trẻ bổ sung dưỡng chất chuyên biệt có trong sản phẩm Wit mỗi ngày.

5/5 - (1 bình chọn)
05-05-2023
mua_wit