Lưu ý về cách bảo vệ, chăm sóc mắt sau khi sinh

Lên cân, mất dáng là nỗi lo sợ của rất nhiều chị em sau khi sinh. Nhưng ít ai biết rằng, sinh nở còn gây ra nhiều “áp lực” nặng nề cho mắt. Do đó, những chị em vừa làm mẹ đừng chỉ lo giảm cân mà quên chăm sóc mắt sau khi sinh.
Mang thai và sinh nở ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Trong quá trình mang thai, bà bầu dễ gặp các triệu chứng khó chịu ở mắt như: khô mắt, sưng mắt, thậm chí mắc các bệnh lý nguy hiểm như: bệnh võng mạc thai nghén, cận hoặc loạn thị từ tuần thứ 30 của thai kỳ trở đi, hiện tượng giữ nước (phù) gây ảnh hưởng đến thị giác.
Đến khi chuyển dạ, mắt lại tiếp tục chịu nhiều tác động khác. Do gắng sức khi sinh, ở đáy mắt có thể xảy ra một vài tai biến như: xuất huyết vùng hoàng điểm, xuất huyết dưới – trong – trước võng mạc gây giảm thị lực nhanh.
Có thể thấy, những tác hại này đều ảnh hưởng đến võng mạc – một trong hai bộ phận quan trọng nhất giúp mắt thực hiện chức năng nhìn – thị lực. Đặc biệt, những tổn thương tại võng mạc, nhất là vùng hoàng điểm sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mù lòa nếu không chủ động bảo vệ và chăm sóc mắt từ sớm.
Lưu ý trong chăm sóc mắt sau khi sinh
Mắt sau khi sinh thường yếu, thậm chí là có những biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc áp dụng các phương pháp hỗ trợ cải thiện các bệnh lý về mắt mắc phải khi mang thai cần phải được sự chỉ định của chuyên gia. Bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ hỗ trợ cải thiện để phòng những bệnh lý nguy hiểm cho mắt.
Song song đó, bạn nên bắt đầu chủ động chăm sóc mắt toàn diện từ bên trong. Bởi sau sinh là thời gian mà tốc độ thoái hóa của các tế bào và các thành phần của mắt diễn ra nhanh hơn. Sau 30 tuổi, cùng với sự thoái hóa tự nhiên của các bộ phận trong cơ thể, mắt cũng bắt đầu có dấu hiệu lão hóa như nhìn mờ, hay mỏi, nhức, khô mắt, kéo màng,…
Phát hiện về vai trò của tế bào biểu mô sắc tố võng mạc – RPE đã tạo ra một bước đột phá trong việc kiểm soát và hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý về mắt từ bên trong. Đó là cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt nhằm bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc – RPE, từ đó nuôi dưỡng, bảo vệ các tế bào thần kinh thị giác, đảm bảo chức năng của mắt.
Ngoài việc cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt, bạn nên cho mắt được nghỉ ngơi bằng cách ngủ đủ giấc và cân đối thời gian chăm sóc bé. Vì sau khi sinh, mắt và các cơ quan khác chưa phục hồi được chức năng hoàn toàn.
Bạn cũng không nên xem tivi hay dùng máy vi tính quá sớm và quá nhiều vì việc này sẽ gây hại, khiến mắt nhức, mỏi, giảm sút thị lực. Phát hiện gần đây cho thấy ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ màn hình các loại thiết bị điện từ này chính là “thủ phạm” làm tổn hại nghiêm trọng võng mạc của mắt.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ cần tiếp xúc ánh sáng nguy hại trên 3 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị suy giảm thị lực. Trong khi đó, theo thống kê tại Việt Nam, trung bình mỗi người hiện sử dụng các thiết bị có màn hình phát ra ánh sáng nguy hiểm một ngày gần 10 giờ (dùng máy tính bảng 5 giờ 10 phút, điện thoại 2 giờ 40 phút, xem tivi 2 giờ).
Trong chăm sóc mắt hằng ngày, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối. Thực đơn tốt cho mắt là bữa ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đường – bột, đạm, béo và vitamin – khoáng chất. Trong đó ưu tiên những thức ăn từ rau củ quả sẫm màu để mắt được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.