Bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Ngày đăng bài: 24-11-2022

Nhiều người lo lắng nếu bị loạn thị đeo kính thường xuyên sẽ bị tăng độ và sẽ phụ thuộc vào kính. Vậy bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không? Cùng chuyên gia làm rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Mắt loạn thị là như thế nào?

Loạn thị là tật khúc xạ thường gặp và có liên quan đến khúc xạ ánh sáng. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh được phản xạ từ vật sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ được hội tụ tại một điểm trên võng mạc.(1)

Tại võng mạc, các tế bào cảm thụ sẽ chuyển tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu thần kinh và truyền lên não, hình ảnh được não tạo ra dựa trên những tín hiệu đó.

Loạn thị là tình trạng những tia hình ảnh đó không hội tụ tại một điểm mà hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc làm cho tín hiệu hình ảnh bị thay đổi khiến cho người bệnh thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Loạn thị có thể đi kèm với các tật khúc xạ khác như cận thị, viễn thị…

Bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Loạn thị khiến cho hình ảnh nhìn bị mờ, nhòe, gây khó khăn trong sinh hoạt, làm việc và học tập

Một số đối tượng dễ mắc loạn thị như:  

  • Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc mắc các rối loạn ở mắt, đặc biệt có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao con cũng bị loạn thị
  • Người bị tổn thương mắt như sẹo giác mạc
  • Người bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng
  • Người có tiền sử phẫu thuật mắt như phẫu thuật đục thủy tinh thể
  • Tuổi tác cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế, những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ

Bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Theo các chuyên gia, loạn thị không thể tự khỏi, do đó, việc đeo kính để ngăn ngừa tăng độ và các biến chứng nguy hiểm khác. Vậy, bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không? Tùy theo từng tình trạng của mắt cũng như mức độ loạn thị mà bác sĩ chỉ định bạn có nên đeo kính thường xuyên hay không.

Bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không? còn phụ thuộc vào mức độ loạn thị và tình trạng của mắt

Những trường hợp loạn thị nên đeo kính thường xuyên

Bị loạn thị đeo kính giúp cải thiện thị lực, hỗ trợ điều trị loạn thị và hạn chế tăng độ loạn. Do đó, bạn cần đeo kính đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về loại kính cũng như thời gian đeo kính. Một số trường hợp cần đeo kính thường xuyên:  

  • Trường hợp độ loạn trên 1 đi – ốp: Bạn cần đeo kính thường xuyên trong hầu hết các hoạt động thường ngày kể cả ban ngày hay ban đêm để cải thiện thị lực, giảm việc mắt phải điều tiết nhiều, hạn chế tăng độ và giúp mắt ổn định.
  • Loạn thị nhẹ nhưng mắt khó chịu: Người bị loạn thị nhẹ nhưng mắt gặp phải tình trạng khô, mỏi, không nhìn rõ, khó chịu, chảy nước mắt sống thì cần phải đeo kính thường xuyên để giảm điều tiết cho mắt.
  • Trẻ dưới 10 tuổi và độ loạn từ 1.5 đi ốp trở lên: Trường hợp này cần lưu ý đeo kính thường xuyên để không ảnh hưởng đến thị lực và bảo vệ thị lực của mắt khi trưởng thành.

Ngoài ra, một số trường hợp loạn thị kèm với các triệu chứng cận thị, viễn thị hoặc lão thị, các trường hợp này phải đeo kính thường xuyên để hạn chế bệnh tiến triển nặng và tăng độ gây nguy hiểm cho mắt.

Những đối tượng nào không nên đeo kính thường xuyên?

Nếu loạn thị ở mức độ nhẹ (dưới 1 đi ốp) hình ảnh nhìn được không bị nhòe, không quá mờ, không cản trở đến thị lực và tầm nhìn rõ vào ban ngày cũng như không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày có thể không cần đeo kính thường xuyên.

Bạn có thể đeo kính khi nhìn xa, làm việc, học tập hoặc sử dụng thiết bị điện tử. Ngoài ra, nếu mắt có hiện tượng mỏi, khô mắt, thị lực giảm thì dù loạn thị ở độ nhẹ vẫn cần phải đeo kính thường xuyên.

Những lưu ý khi đeo kính loạn thị

Một số lưu ý khi đeo kính loạn thị bạn cần biết:

1. Cần khám mắt, nắm rõ tình trạng loạn thị của mắt 

Trước khi đeo kính bạn cần đến các cơ sở Nhãn khoa uy tín để đo khúc xạ, phải đảm bảo chính xác của trục vị và độ khúc xạ từ đó nắm rõ tình trạng loạn thị của mắt và bác sĩ tư vấn loại kính phù hợp.  

Đối với những lần đầu tiên đeo kính có thể mắt sẽ chưa thích ứng ngay và gây ra tình trạng khó chịu, mặc dù đã được khám mắt, đo thị lực và được bác sĩ Nhãn khoa chỉ định loại kính phù hợp. Bạn nên kiên trì sử dụng trong vài ngày và nếu cảm thấy vẫn khó chịu nhức mỏi mắt cần đi khám lại ngay.

Bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Trẻ bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên? Cần đưa trẻ đi thăm khám và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa

2. Sử dụng kính áp tròng phù hợp

Kính áp tròng phải có độ loạn thị phù hợp với mắt và được bác sĩ Nhãn khoa tư vấn trước khi dùng và tìm nơi mua sản phẩm uy tín. Không nên đeo kính quá 8 tiếng mỗi ngày và chú ý quá trình sử dụng, bảo quản để không gây hại cho mắt.  

3. Kính áp tròng Ortho-K

Ortho-K là một loại kính áp tròng dạng cứng chỉ được định cho trường hợp bị loạn thị nặng. Loại kính này có tác dụng điều chỉnh và định hình lại giác mạc trong lúc chờ phẫu thuật mắt. Các bác sĩ khuyến nghị, không phải đeo kính Ortho-K thường xuyên (chỉ cần đeo vào ban đêm). Tuy nhiên, bỏ kính quá lâu sẽ khiến giác mạc quay lại trạng thái “lỗi” ban đầu.

Ngoài ra, khi dùng kính áp tròng, bạn cần chú ý cách dùng và vệ sinh thường xuyên để tránh làm mắt nhiễm khuẩn và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả khi đeo kính.

Cách chăm sóc mắt loạn thị hiệu quả

Để phòng ngừa loạn thị tăng độ cũng như bảo vệ và phòng ngừa mắt khỏi những tác nhân nguy hiểm gây bệnh lý về mắt bạn cần chú ý:

1. Khám mắt định kỳ

Các chuyên gia Nhãn khoa khuyến nghị, khám mắt 3 – 6 tháng/ lần tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mắt và giúp sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt.

2. Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt

Chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ giúp cung cấp những dưỡng chất và các vitamin thiết yếu cho mắt, từ đó tăng sức đề kháng và củng cố cấu trúc giác mạc, điểm vàng giúp khả năng nhận biết hình ảnh sắc nét hơn. Cụ thể, cần bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt như:  

  • Thực phẩm giàu Lutein và Zeaxanthin như ớt chuông, ngô, xoài, cà rốt, bí đỏ, khoai lang…
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C và vitamin E như việt quất, dâu tây, mâm xôi, bơ, bông cải xanh, rau bina…
  • Thực phẩm giàu kẽm như thịt đỏ, hàu, cua, trứng, sữa, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu Axit béo omega-3: Cá hồi, cá ngừ, cá thu, các trích, hạt chia, hạt óc…(2)

3. Thay đổi chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học

  • Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể tái tạo năng lượng mà còn giúp mắt được nghỉ ngơi và thư giãn sau ngày dài làm việc và học tập
  • Hạn chế thời gian sử dụng các loại thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi) vì chúng phát ra ánh sáng xanh nguy hại. Đồng thời, điều chỉnh màn hình máy tính ở vị trí phù hợp: Cách mắt 50-60cm từ tâm màn hình thấp hơn mắt từ 10-20cm, bàn phím nên đặt cách mắt 30-40cm.
  • Áp dụng “quy tắc 20-20-20”, cứ mỗi 20 phút tập trung vào màn hình hãy đưa mắt nhìn xa khoảng 20 feet (khoảng 6m) trong 20 giây để mắt thư giãn.
  • Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…

Bảo vệ, chăm sóc mắt từ bên trong bằng dưỡng chất chuyên biệt

Trung bình mỗi ngày mắt phải làm việc 16-18 tiếng, đồng thời chịu tác động liên tục bởi các yếu tố nguy hại, ô nhiễm môi trường, hóa chất, đặc biệt là ánh sáng xanh nguy hại phát ra từ màn hình thiết bị điện tử… các tế bào mắt bị tấn công liên tục dễ gây ra các bệnh về tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị)…, đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc mắt và các bệnh nguy hiểm về mắt khác.  

Do đó, để phòng ngừa cũng như cải thiện thị lực mắt khi mắc các tật khúc xạ trong đó có loạn thị, bên cạnh việc đeo kính, bổ sung thực phẩm tốt cho mắt, có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Đặc biệt, cần cung cấp dưỡng chất chuyên biệt để chăm sóc và bảo vệ mắt từ bên trong.  

Bằng ứng dụng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra sự biến đổi thành phần và tỷ lệ các loại protein tham gia cấu tạo thủy tinh thể và sự suy yếu của lớp tế bào võng mạc có liên quan mật thiết đến sự suy giảm của Thioredoxin – loại protein phân tử nhỏ hiện diện trong cơ thể, có khả năng giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, đồng thời bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể.

Bị loạn thị có nên đeo kính thường xuyên không?

Bằng công nghệ chiết xuất tiên tiến, tinh chất Broccophane nay đã hội tụ trong viên uống bổ mắt Wit. Chỉ 1 viên Wit mỗi ngày đã đủ dưỡng chất giúp giảm khô, mờ, mỏi mắt, tăng cường thị lực cho mắt và hỗ trợ cải thiện các tật khúc xạ, trong đó có loạn thị.

Nghiên cứu của ĐH Y khoa Johns Hopkins (Hoa Kỳ) đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ một loại bông cải xanh rất giàu Sulforaphane) có khả năng giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể (2 bộ phận quan trọng nhất của mắt), từ đó, giúp làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, giúp phòng ngừa giảm thị lực, mù lòa.

Đánh giá bài viết
14-06-2023
mua_wit