Thoái hoá hoàng điểm tuổi già là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng bài: 07-02-2023

Thoái hóa hoàng điểm ở người già là tình trạng bệnh phổ biến ở người lớn tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thị lực, chất lượng sống của người bệnh. Hiểu được nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa giúp mọi người bảo vệ thị lực tốt nhất.

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già là gì?

Thoái hóa hoàng điểm (hay còn gọi là thoái hóa điểm vàng) do tuổi tác (AMD), có thể làm mờ tầm nhìn trung tâm. Bệnh xảy ra do quá trình lão hóa, gây tổn thương điểm vàng (bộ phận kiểm soát tầm nhìn xa và độ sắc nét).(1)

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở người lớn tuổi. Bệnh thường không gây mất thị lực hoàn toàn, tuy nhiên việc mất thị lực trung tâm có thể khiến bạn khó nhìn điểm chính diện ảnh hưởng đến việc đọc sách hoặc lái xe và những công việc cần nhìn cận cảnh như nấu ăn, may vá… Thoái hóa hoàng điểm xảy đến với mỗi người khác nhau, có người đến nhanh nhưng cũng có người đến chậm hơn.

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già

Thoái hóa hoàng điểm (hay còn gọi là thoái hóa điểm vàng) do tuổi tác (AMD), có thể làm mờ tầm nhìn trung tâm, ảnh hưởng đến tầm nhìn, giảm chất lượng sống ở người cao tuổi

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già có nguy hiểm không?

Thoái hóa điểm vàng tuy không gây đau đớn cho người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và thậm chí trường hợp nặng có thể mất thị lực hoàn toàn. Căn bệnh này là nguyên nhân chính gây mù lòa ở những người trên 50 tuổi. Trong số những người bị tổn thương một mắt, có gần một nửa số bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị bệnh tương tự ở mắt thứ 2 trong vòng 3 – 5 năm.

Nguy hiểm hơn, theo thống kê có đến 82% bệnh nhân không được phát hiện bệnh kịp thời. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, học hành, công việc, sinh hoạt thường ngày cho người bệnh. Điều đáng nói là cho đến nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này. Đa số bệnh nhân được điều trị với mục đích ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của tình trạng này.

Phân loại thoái hoá điểm vàng tuổi già

Thoái hóa điểm vàng có 2 loại chính là thể khô và thể ướt.

1. Thoái hóa hoàng điểm thể khô (còn gọi là thể teo):

Đây là thể phổ biến ở người bị thoái hóa điểm vàng theo tuổi tác (chiếm 90%). Thoái hóa điểm vàng xảy ra theo 3 giai đoạn: sớm, giữa và muộn. Bệnh tiến triển chậm trong vài năm, đầu tiên hoàng điểm sẽ xuất hiện các đốm do lắng đọng các chất chuyển hóa, lớp tế bào cảm thụ ánh sáng bị mỏng đi.

Các cấu trúc võng mạc tại hoàng điểm bị teo gây suy giảm thị lực từ từ, bị mờ, bóp méo hoặc mất hẳn thị lực trung tâm. Thoái hóa hoàng điểm thể khô thường ảnh hưởng đến cả hai mắt, tuy nhiên, trường hợp mất thị lực chỉ xảy ra ở 1 mắt. Điều đáng lo là bệnh diễn tiến âm thầm 5-10 ngày trước khi xuất hiện tình trạng suy giảm thị lực.

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già

Mờ ở vùng trung tâm là triệu chứng điển hình của thoái hóa hoàng điểm

2. Thoái hóa hoàng điểm thể ướt (còn gọi là thể tân mạch):

Loại này ít phổ biến hơn (chiếm 10%), nhưng lại nguy hiểm hơn, có biểu hiện rõ rệt, thường gây suy giảm thị lực đột ngột và mất thị lực nhanh hơn.

Tại hoàng điểm có nhiều mạch máu bất thường phát triển phá vỡ cấu trúc bình thường của hoàng điểm, làm bong biểu mô sắc tố, xuất huyết võng mạc rồi gây ra cấu trúc sẹo xơ mạch vùng hoàng điểm, khiến thị lực bị tổn thương nghiêm trọng.

Lưu ý, thoái hóa hoàng điểm thể khô có thể chuyển thành thể ướt, và thể ướt luôn ở giai đoạn muộn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hoá hoàng điểm tuổi già

Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm tăng lên khi lớn tuổi. Những người từ 60 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị AMD. Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa hoàng điểm:

  • Có tiền sử gia đình bị AMD
  • Khói thuốc lá
  • Một số bất thường di truyền
  • Bệnh tim mạch (như xơ vữa động mạch)
  • Huyết áp cao
  • Béo phì
  • Tiếp xúc lâu dài với ánh nắng
  • Chế độ ăn ít acid béo omega-3
  • Nữ giới

Bên cạnh nhóm đối tượng người già và các yếu tố nguy cơ, hiện nay do ảnh hưởng thói quen sinh hoạt, sử dụng các thiết bị điện tử thường xuyên nên AMD đang có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện ở độ tuổi 40-50, thậm chí ngoài 30 tuổi cũng có dấu hiệu thoái hóa hoàng điểm. Nguyên nhân chủ yếu là do tác hại của ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, tivi… ).

Loại ánh sáng xanh này mang năng lượng cao, nhưng bước sóng ngắn (400-500 nanomet) có thể tấn công vào đáy mắt và làm tổn thương các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc lâu ngày không được khắc phục gây ra bệnh thoái hóa võng mạc và đẩy nhanh quá trình lão hóa các tế bào mắt dẫn đến thị lực suy giảm.

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già

Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể tấn công vào đáy mắt và làm tổn thương các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc

Nếu nằm trong nhóm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, tiền sử gia đình hoặc các yếu tố khác, điều quan trọng là cần phải đi khám mắt định kỳ. Bởi vì AMD giai đoạn đầu không có bất kỳ triệu chứng nào, vì vậy đừng đợi thị lực của bạn thay đổi mới đi khám.

Các dấu hiệu thoái hoá điểm vàng tuổi già

Tùy theo từng giai đoạn bệnh và thể thoái hóa mà có các triệu chứng khác nhau như: mắt mờ, mù màu, thị lực méo mó, xuất hiện điểm mù, ảo ảnh.Tùy mỗi giai đoạn bệnh mà AMD có các triệu chứng khác nhau. Bệnh tiến triển theo thời gian:

  • AMD thể khô giai đoạn sớm không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
  • Trong AMD thể khô ở giai đoạn giữa, có thể không triệu chứng hoặc cũng có thể không, một số trường hợp có thể nhận thấy các triệu chứng nhẹ, như mờ ít ở tầm nhìn trung tâm hoặc khó nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • AMD giai đoạn muộn (loại ướt hoặc khô), sẽ có các triệu chứng như: các đường thẳng bắt đầu trông gợn sóng hoặc cong, nhận thấy một vùng mờ gần trung tâm tầm nhìn. Theo thời gian, vùng mờ này có thể lớn hơn hoặc có thể thấy các điểm trống. Màu sắc cũng có vẻ kém tươi sáng hơn trước và bạn có thể gặp khó khăn hơn khi nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già

Các đường thẳng trông gợn sóng là một dấu hiệu cảnh báo AMD muộn. Nếu bạn nhận thấy triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức.

Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Với một số dấu hiệu lâm sàng ở người bệnh, để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa hoàng điểm, bác sĩ sẽ tiến hành một số bước kiểm tra để chẩn đoán bệnh.

  • Kiểm tra thị lực: Bác sĩ sẽ sử dụng bảng đo thị lực để kiểm tra khả năng nhìn của mắt ở những khoảng cách khác nhau.
  • Dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng để soi đáy mắt: Sau khi nhỏ thuốc nhỏ mắt chuyên dụng, bác sĩ sẽ kiểm tra võng mạc, mạch máu, và thần kinh thị giác có vấn đề bất thường gì không.
  • Đo nhãn áp (Tonometry): Với một dụng cụ này bác sĩ sẽ đo áp suất bên trong mắt. Ngoài ra, để thuận tiện cho việc kiểm tra, bác sĩ có thể sử dụng thuốc nhỏ chuyên dụng.
  • Kiểm tra với lưới Amsler: Nhìn vào bảng vẽ Amsler bằng một mắt nếu thấy là các đường gợn sóng có thể bạn đã mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.
  • Chụp mạch huỳnh quang ICG: là một thủ thuật y tế dùng để chẩn đoán tình trạng mạch máu võng mạc và tuần hoàn máu trong võng mạc.
  • Chụp cắt lớp võng mạc OCT:  là phương pháp chụp cắt lớp quang học giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý về mắt bằng cách tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào tĩnh mạch ở tay. Sau khoảng 10-15 phút, thuốc tiêm sẽ xuất hiện ở các mạch máu võng mạc và phát huỳnh quang. Khi thuốc đi qua các mạch máu võng mạc, bác sĩ sẽ chụp một loạt ảnh võng mạc với máy chụp võng mạc độ phân giải cao.

Các loại thiết bị chẩn đoán hình ảnh nhãn khoa ngày càng có tác dụng lớn trong việc chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh. Nhờ vào các phương pháp chẩn đoán bằng chụp cắt lớp võng mạc OCT và chụp mạch huỳnh quang ICG, các bác sĩ dễ dàng đưa ra chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già

Cách điều trị và hỗ trợ bệnh thoái hoá điểm vàng tuổi già

1. Phương pháp điều trị thoái hóa điểm vàng

Điều trị ADM thể khô: Hiện tại, chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn AMD thể khô. Bác sĩ có thể đề nghị thuốc bổ sung kẽm, beta carotene và Vitamin C, E với liều cao nhằm giúp AMD thể khô không trở nên tệ hơn. Các nhà khoa học cũng đang tìm kiếm các phương pháp có thể kìm hãm tiến trình mất thị lực do AMD thể khô.

Với ADM thể khô giai đoạn sớm: hiện chưa có phương pháp điều trị. Bác sĩ chỉ theo dõi tình trạng mắt bằng cách kiểm tra mắt thường xuyên, kết hợp với ăn uống khoa học, duy trì tập luyện thường xuyên, nói “không” với thuốc lá.

AMD thể khô giai đoạn giữa ở một hoặc cả hai mắt: Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, bổ sung chế độ ăn uống đặc biệt (vitamin và khoáng chất) giúp phòng ngừa, bệnh tiến triển nặng hơn thành AMD giai đoạn muộn. Trường hợp nếu bị AMD giai đoạn muộn chỉ ở 1 mắt, những chất bổ sung này có thể làm chậm quá trình AMD ở mắt còn lại.

ADM thể khô giai đoạn cuối chưa có phương pháp điều trị nào cho bệnh AMD thể khô giai đoạn cuối – nhưng các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm kiếm các phương án điều trị.

Điều trị AMD thể ướt: có những phương pháp điều trị khác có thể ngăn chặn tình trạng mất thị lực thêm như:

  • Dùng thuốc: Một số thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu như Bevacizumab (Avastin), Ranibizumab (Lucentis), Aflibercept (Eyle),… giúp ức chế sự hình thành yếu tố tăng trưởng nội mô và ngăn chặn sự phát triển của các mạch máu mới, đồng thời ngăn chặn sự rò rỉ máu và dịch bất thường trong mắt. Các loại thuốc này dùng tiêm trực tiếp vào nội nhãn.
  • Liệu pháp quang động học: là liệu pháp phối hợp của phương pháp laser và thuốc. Liệu pháo này có tác dụng phá hủy các mạch máu bất thường mà không để lại sẹo. Liệu pháp này sẽ được tiêm nhiều mũi, thường tiêm mỗi tháng 1 mũi, thời gian sử dụng thuốc có thể là 12- 24 tháng mới đạt hiệu quả cao, hoặc có những trường hợp cần duy trì việc tiêm thuốc cả đời để giữ được thị lực. Liều lượng thuốc phải theo liệu trình của bác sĩ nhãn khoa.
  • Liệu pháp laser: Sử dụng chùm tia laser để phá hủy các mạch máu đang phát triển bất thường trong mắt.
  • Cải thiện tầm nhìn: Người bệnh sẽ sử dụng các thiết bị có ống kính đặc biệt giúp tạo hình ảnh phóng to của các vật thể để có thể sử dụng tối đa tầm nhìn.

2. Phương pháp phòng ngừa thoái hóa điểm vàng

Bên cạnh phương pháp điều trị, mọi người nên có biện pháp phòng ngừa từ sớm, đặc biệt là các đối tượng có yếu tố nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng như người thừa cân, tiểu đường, cholesterol trong máu cao, những người mắc các bệnh lý về tim mạch, người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 80% trường hợp mù lòa trên thế giới có thể phòng tránh được nếu phát hiện kịp thời và chủ động chăm sóc, phòng ngừa thoái hóa điểm vàng từ sớm.

Nên khám mắt định kỳ (6 tháng/lần), và đồng thời loại bỏ yếu tố nguy cơ bằng cách điều chỉnh lối sống khoa học, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, có dinh dưỡng cân đối, duy trì vận động vừa sức và đặc biệt là nên chủ động sử dụng các tinh chất chuyên biệt giúp nuôi dưỡng và bảo vệ hoàng điểm từ sớm từ bên trong.

Thoái hoá hoàng điểm tuổi già

Wit chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp cơ thể tăng cường Thioredoxin, hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô) và hỗ trợ cải thiện thoái hóa hoàng điểm

Bằng nghiên cứu sinh học phân tử chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra đời sản phẩm Wit  chứa tinh chất từ Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể hiệu quả từ bên trong. Đây được xem là giải pháp mới trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt, đồng thời giúp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm về mắt:

  • Tăng cường thị lực, giảm mờ và nhòe mắt.
  • Bổ sung các dưỡng chất, hoạt chất sinh học tự nhiên, hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống.
  • Giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính, điện thoại, màn hình tivi, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị).
  • Hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô) và hỗ trợ cải thiện thoái hóa hoàng điểm, tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hút thuốc lá và giảm nguy cơ mù lòa.

Nghiên cứu của ĐH Y khoa hàng đầu Hoa Kỳ – Johns Hopkins – cho kết luận: sử dụng thường xuyên Broccophane có tính an toàn, hạn chế đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, hỗ trợ ngăn ngừa mù lòa.

Cụ thể:

  • Tăng đáng kể tỷ trọng Thioredoxin ở tế bào võng mạc sau 6 và 12 giờ sử dụng Broccophane lần lượt là 3 và 3,5 lần.
  • Giảm tổn thương tế bào võng mạc do tác động của các chất oxy hóa từ 48% xuống còn 14%.
  • Làm tăng khả năng hoạt động của các tế bào võng mạc thể hiện qua sự tăng lên của chỉ số điện võng mạc đồ bao gồm cường độ sóng a và sóng b.

Võng mạc là bộ phận cực kỳ quan trọng giúp chúng ta nhìn rõ mọi vật xung quanh một cách sống động và rõ nét. Thoái hóa hoàng điểm tuổi già khiến hình ảnh trở nên mờ nhạt, méo mó, biến dạng, thị lực suy giảm là vấn đề quan ngại của lứa tuổi xế chiều.. Do vậy, cần có giải pháp chăm sóc và bảo vệ mắt từ sớm, duy trì tầm nhìn, và độ sắc nét của thị lực đúng cách.

Đánh giá bài viết
14-06-2023
mua_wit