Trẻ em bị chảy nước mắt sống: Nguyên nhân và cách chữa trị

Ngày đăng bài: 03-10-2022

Trẻ em chảy nước mắt sống là bệnh lý về mắt khá phổ biến (chỉ đứng sau bệnh đau mắt đỏ). Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm màng não. 

Trẻ em bị chảy nước mắt sống là gì?

Chảy nước mắt sống là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, là tình trạng mắt tiết ra nhiều nước mắt so với bình thường mà không thoát được theo ống lệ đạo thông thường, nước mắt sẽ tràn qua bờ mi. Do vậy, lúc nào mắt trẻ cũng ngân ngấn nước và chảy nước mắt.(1)

Nguyên nhân chảy nước mắt sống ở trẻ nhỏ

Chảy nước mắt sống ở trẻ nhỏ có thể do một trong những nguyên nhân sau đây:

1. Hệ thống lệ đạo bị tắc

Hệ thống lệ đạo bị tắc nghẽn thường gặp ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là ống lệ ở mũi bị tắc do bẩm sinh hoặc bệnh viêm túi lệ do chấn thương gây đứt lệ quản vì chơi đùa hoặc bị mảnh vụn kim loại văng vào kết mạc, giác mạc hay cũng có trường hợp do chó mèo cào.

Trong trường hợp này, ống dẫn nước mắt không được hình thành thích hợp dẫn đến chảy nước mắt. Tình trạng này gặp ở một mắt hoặc hai mắt, bệnh thường tự khỏi mà không cần bất kỳ biện pháp can thiệp hay khắc phục nào.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp cần phải phải điều trị y tế, dùng thuốc hoặc phẫu thuật để thông ống thoát nước mắt.

Tên

Tắc lệ đạo là nguyên nhân thường gặp gây chảy nước mắt sống ở trẻ em

2. Dị ứng

Chảy nước mắt cũng có thể là một triệu chứng của dị ứng (viêm kết mạc dị ứng). Nguyên nhân của các phản ứng dị ứng như vậy có thể là một yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như vết cắn hoặc vết côn trùng, khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, thậm chí có người dị ứng với các thực phẩm như sữa, trứng, đậu nành, các loại hạt và đôi khi một số loại thuốc.

Trong trường hợp này cần xác định và tránh các tác nhân gây dị ứng giúp ngăn ngừa dị ứng. Bên cạnh đó, cần giữ không gian sống thoáng mát, sạch sẽ, tránh khói thuốc, không nên cho con ra ngoài chơi khi có nhiều phấn hóa trong không khí, và nên đeo kính mát khi đi ra ngoài để bảo vệ mắt.

3. Hội chứng khô mắt

Chảy nước mắt có thể do hội chứng khô mắt. Nghe có vẻ trái ngược, nhưng lại hoàn toàn đúng. Hội chứng khô mắt có thể kích thích các tuyến nước mắt sản xuất quá nhiều nước mắt như một phản ứng bảo vệ. Để biết chính xác, trẻ cần được thăm khám và có chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt, gel và nước mắt nhân tạo.(2)

4. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Chảy nước mắt sống ở trẻ nhỏ cũng có thể là do nhiễm trùng gọi là viêm kết mạc (còn gọi là đau mắt đỏ), đây là một bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến ở trẻ em có thể do dị ứng, hoặc nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Một trong những triệu chứng của viêm kết mạc chảy nước mắt do nhiễm trùng virus, chảy mủ mắt do nhiễm vi khuẩn.

Tùy loại nhiễm trùng gây bệnh, bác sĩ sẽ cho toa thuốc kháng sinh và thuốc mỡ tra mắt. Ngoài ra, chảy nước mắt sống ở trẻ còn do các nguyên nhân khác như: viêm bờ mi, do tiếp xúc với ánh sáng chói, mỏi mắt do tiếp xúc lâu với  các thiết bị điện tử, sử dụng kính áp tròng đã cũ, cảm lạnh…

5. Chảy nước mắt sống do hội chứng thị giác màn hình (CVS)

Cuộc sống hiện đại khiến đôi mắt có xu hướng tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị điện tử: tivi, điện thoại, máy tính… Đây chính là nguồn ánh sáng nguy hại tác động trực tiếp đến thị lực, gây khô, nhức, mờ, mỏi mắt mà còn gây tình trạng chảy nước mắt sống do mắt bị tăng điều tiết. Đặc biệt, đối với mắt, mắt tiếp xúc thường xuyên với cường độ cao sẽ gây hại và làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác, đặc biệt là tế bào biểu mô sắc tố võng mạc gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa.

Tên

Chảy nước mắt sống ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chảy nước mắt sống ở trẻ tùy thuộc vào nguyên nhân, quá trình tiến triển của bệnh có thể có những biến chứng nguy hiểm. Trường hợp bị tắc niệu đạo, nước mắt không được dẫn xuống mũi nên sẽ trào ở góc trong của mắt, làm chảy nước mắt.

Tuy nhiên, thời gian tắc kéo dài nước mắt bị ứ đọng ở túi lệ có thể gây ra nhiễm khuẩn tại đường dẫn lệ. Khi đó túi lệ bị viêm, có nhầy mủ, đặc biệt là khi ấn vào vùng góc trong mắt thấy mủ đùn ra, trẻ nhỏ có thể thấy đau nhức, kèm sốt, quấy khóc.

Nguy hiểm hơn, nếu trường hợp bệnh không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm túi lệ cấp, áp xe túi lệ, thậm chí gây dò, thoát mủ ra ngoài. Bệnh nhân thường đau nhức nhiều, góc trong mắt sưng nề, tấy đỏ, nặng hơn còn gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, tử vong.

Các cách điều trị khi trẻ em bị chảy nước mắt sống

Khi thấy trẻ nhỏ chảy nước mắt sống thường xuyên nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra. Tùy vào nguyên nhân cụ thể gây chảy nước mắt sống ở trẻ mà có phương pháp điều trị phù hợp. Đối với trẻ mới sinh, nhiều trường hợp tắc lệ đạo bẩm sinh thường sẽ được cải thiện trong vòng vài tháng sau khi hệ thống thoát lưu nước mắt của trẻ hoàn thiện và màng che ống lệ mũi được mở ra.

Trong trường hợp này, trẻ chỉ cần nhỏ mắt với nước muối sinh lý. Tuy nhiên, việc ứ đọng nước mắt kèm theo ghèn thì phải nhỏ thuốc kháng sinh kèm theo day, ấn lệ đạo cho màng che ống lệ đạo được mở ra. Nếu trường hợp trẻ vẫn không cải thiện, bác sĩ sẽ cho bơm rửa và thông lệ đạo cho trẻ.

Tên

Nhỏ nước muối sinh lý là cách đơn giản để xử lý chảy nước mắt sống ở trẻ 

Với những trẻ bị bít tắc lệ đạo, hẹp bán phần điểm lệ, mà không tự cải thiện, bác sĩ sẽ can thiệp bằng phương pháp thông lệ đạo. Bác sĩ sẽ dùng chiếc que sẽ được luồn xuống đến mũi rồi rút ra.

Sau đó, lệ đạo sẽ được bơm rửa với nước muối sinh lý để đẩy trôi những chất ứ đọng gây nghẹt. Đối với các trường hợp lệ đạo bị hẹp tắc do viêm hoặc do mô sẹo sẽ phải gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ sử dụng một dây ống nhỏ luồn vào lệ đạo xuống tận ống lệ mũi, bơm hơi vào để phần bóng ở đầu ống phình ra nong chỗ hẹp, sau đó xả bóng.

Trong trường hợp trẻ bị dò lệ đạo, sẽ phải phẫu thuật để bít lỗ dò. Nếu mắt bị sưng, áp xe túi lệ sẽ được tiến hành rạch mủ để điều trị, sau đó sẽ được phẫu thuật. Bệnh nhân sẽ được rút ống silicon ra sau 6 tháng và đa số trẻ sẽ trở lại bình thường.

Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, trường hợp trẻ đau nhẹ, cha mẹ có thể cân nhắc một số phương pháp điều trị chảy nước mắt sống tại nhà như: rửa mắt dung dịch nước muối, dùng túi trà lạnh chườm lên mắt trong khi trẻ nhắm lại khoảng 15 phút, massage mắt cho trẻ bằng các động tác đơn giản. Đặt ngón tay trỏ của bạn gần bên cánh mũi dưới mắt, di chuyển ngón tay của bạn theo những nét ngắn xuống dưới trong khi ấn mạnh, lặp lại ba lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng.

Cách phòng ngừa chảy nước mắt sống ở trẻ

Để phòng ngừa chảy nước mắt sống ở trẻ em do những nguyên nhân cơ bản trên, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ các biện pháp sau:

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đảm bảo khăn tắm, đồ cá nhân phải dùng riêng.
  • Xác định các chất gây dị ứng và cố gắng để con bạn tránh xa chúng.
  • Giải thích tầm quan trọng của an toàn và vệ sinh trong giờ chơi và xung quanh vật nuôi – không bao giờ chạm vào mắt ngay sau khi chạm vào vật gì đó bẩn hoặc vật nuôi.
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho con bạn để tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho đôi mắt.
  • Nếu trẻ đang sử dụng kính áp tròng, hãy đảm bảo rằng chúng sử dụng chúng đúng cách để tránh nhiễm trùng hoặc tổn thương cho mắt.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử. Hướng dẫn trẻ thư giãn mắt theo nguyên tắc “20-20-20”, cứ 20 phút cho trẻ cho mắt nhìn xa 20 feet (tương đương 6 mét), trong 20 giây.

Trường hợp trẻ trên 12 tuổi, có thể cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm Wit. Sản phẩm chứa các tinh chất quý Broccophane từ thiên nhiên giúp hỗ trợ gia tăng Thioredoxin, bảo vệ, nuôi dưỡng võng mạc và thủy tinh thể từ bên trong, giúp tăng cường thị lực, giảm mờ và nhòe mắt; hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống; giúp hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện hội chứng rối loạn thị giác (CVS) do sử dụng máy tính, điện thoại, màn hình tivi, các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị); Hỗ trợ ngăn ngừa đục thủy tinh thể (bệnh cườm khô) và hỗ trợ cải thiện thoái hóa hoàng điểm, tổn thương võng mạc do bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, hút thuốc lá và giảm nguy cơ mù lòa.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về chảy nước mắt sống ở trẻ. Hy vọng sẽ giúp các phụ huynh thêm kiến thức để chăm sóc “cửa sổ tâm hồn” của con trẻ luôn sáng khỏe và tinh anh.

Đánh giá bài viết
14-06-2023
mua_wit