Thuốc mỡ tra mắt có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?

Thuốc mỡ tra mắt là một trong những phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các bệnh ở mắt. Vậy thuốc mỡ tra mắt là gì? Cách dùng như thế nào? Những chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.
Thuốc mỡ tra mắt là gì?
Thuốc mỡ tra mắt là một loại thuốc ở dạng bán rắn, vô khuẩn. Khi bôi vào mắt, nhiệt độ của cơ thể sẽ khiến thuốc tan thành những giọt nhỏ. Thuốc tra mỡ mắt có thể ngấm vào mắt, nhờ vậy phát huy tác dụng tại vị trí bôi. (1)
Thuốc mỡ tra mắt có tác dụng gì?
Thuốc tra mỡ mắt thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho các bệnh lý liên quan đến mắt như: Viêm bờ mi, khô mắt, nhiễm trùng mắt,… nhờ khả năng tác dụng tại chỗ, thấm nhanh qua mắt và ít bị pha loãng bởi nước mắt nên giúp tổn thương mau lành.
Các loại thuốc mỡ tra mắt hiện nay
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc tra mỡ mắt khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc mỡ tra mắt được phép sử dụng, bạn có thể tham khảo:
- Tetracyclin 1%
Tetracyclin 1% là thuốc tra mắt mỡ được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trên bề mặt nhãn cầu như: Viêm kết mạc, đau mắt hột, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. (2)
Liều dùng
Đối với bệnh viêm kết mạc
- Nên tra thuốc mỡ 3 – 4 lần/ngày đối với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi
- Dự phòng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh: sau khi sinh, lau sạch mắt cho trẻ bằng gạc tiệt khuẩn rồi tra thuốc mỡ vào từng mắt 1 lần duy nhất, nhắm mắt và xoa nhẹ để giúp mỡ trải rộng. Tuy nhiên, chỉ định này cần được sự tư vấn và thực hiện bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệm, không tự ý tra mỡ mắt tại nhà cho trẻ sơ sinh.
Đối với bệnh đau mắt hột
- Điều trị ngắt quãng: Tra thuốc mỡ vào từng mắt, thực hiện đều đặn hai lần mỗi ngày và liên tục 5 ngày hoặc 1 lần mỗi ngày trong 10 ngày. Tra thuốc ít nhất 6 tháng liền.
- Điều trị liên tục: Tra thuốc mỡ vào từng mắt, hai lần mỗi ngày trong ít nhất 6 tuần.
Tetracyclin được phân lập từ các loài Streptomyces có khả năng ức chế miễn dịch
- Thuốc tra mỡ mắt Mediclovir
Mediclovir là thuốc tra mỡ mắt dùng để điều trị triệu chứng của bệnh viêm giác mạc do virus Herpes simplex gây ra. Thuốc có thể giảm các triệu chứng như: Chảy nước mắt sống, đỏ mắt, cộm mắt, sưng mi mắt,…
Liều dùng: Chỉ cần tra vào mắt 5 lần/ngày.
Mediclovir có thành phần chính là aciclovir giúp chống virus trực tiếp
- Gentamicin 0.3%
Thuốc tra mỡ mắt Gentamicin 3% có công dụng điều trị các bệnh ở ngoài mắt và các chứng bệnh khác, bao gồm: Lẹo mắt, viêm loét giác mạc, viêm mí mắt hay viêm túi lệ,… do các chủng vi khuẩn, virus gây ra.
Liều dùng
- Người lớn và trẻ em > 12 tuổi: Liều dùng khuyến cáo nhỏ từ 3 – 8 lần, mỗi lần nhỏ 2 giọt, điều trị trong khoảng thời gian từ 5 đến 12 ngày.
- Trẻ em < 12 tuổi: Liều dùng khuyến cáo nhỏ 3 – 8 lần, mỗi lần nhỏ 1 giọt, điều trị trong khoảng thời gian từ 5 đến 12 ngày.
Gentamicin 0,3% chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ
Cách dùng thuốc mỡ tra mắt hiệu quả nhất
Mỡ tra mắt được xem là loại thuốc khó sử dụng bởi nó yêu cầu người bệnh phải thực hiện đúng thao tác, đúng kỹ thuật để lấy đúng lượng thuốc cần đưa vào mắt. Hướng dẫn sử dụng thuốc tra mỡ mắt cơ bản như sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ: Đây là bước đầu tiên và quan trọng để giảm vi khuẩn trước khi cầm ống thuốc. Bạn nên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn, sau đó dùng khăn sạch lau khô tay.
- Bước 2: Cầm ống thuốc trong tay, làm ấm thuốc để thuốc dễ chảy ra, giúp quá trình tra diễn ra dễ dàng hơn.
- Bước 3: Nhìn lên trần nhà, ngửa đầu ra sau một chút. Sau đó dùng một ngón tay hoặc đốt tay kéo mi dưới của mắt xuống để lộ “túi mi”, đồng thời giữ ống thuốc cách mắt bạn khoảng 2cm.
- Bước 4: Bóp nhẹ một lượng nhỏ thuốc (cỡ hạt gạo) vào mắt. Nhắm mắt lại và chớp vài lần để thuốc lan ra xung quanh mắt. Lặp lại ở mắt còn lại nếu bạn mắc bệnh ở cả 2 mắt.
- Bước 5: Lau đầu ống thuốc vừa tra mắt bằng khăn sạch và đậy nắp lại. Cuối cùng, rửa tay lại một lần nữa với nước rửa tay.
Lưu ý: Sau khi bôi thuốc, thị lực của bạn có thể bị mờ trong vài phút. Lúc này, bạn không nên cố gắng dụi mắt.
Xem thêm: Cách sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt để đạt hiệu quả tốt nhất
Nên thư giãn mắt sau khi tra thuốc giúp mắt hấp thụ thuốc nhanh chóng.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc mỡ tra mắt
Thuốc tra mắt được xem là phương pháp điều trị tạm thời các triệu chứng do bệnh lý về mắt gây ra. Tuy nhiên, thuốc tra mỡ mắt cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần lưu ý trong quá trình sử dụng.
1. Không sử dụng quá liều
Nếu lỡ tra thuốc quá liều lượng, bạn hãy dùng khăn ẩm lau bớt phần thuốc thừa. Sau 20 phút nếu mắt vẫn khó chịu và chưa nhìn rõ, bạn có thể tham vấn với bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Khi quên liều sử dụng
Khi bạn vô tình bỏ quên liều dùng thuốc tra mỡ mắt, bạn nên tra thuốc càng sớm càng tốt. Nếu thời gian quên sát với thời gian tra lần tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như chỉ định.
Lưu ý không nên dùng hơn liều đã quy định để bù đắp cho liều đã bỏ lỡ.
3. Nên bảo quản thuốc tra mỡ mắt như thế nào?
Thuốc mỡ tra mắt là sản phẩm được sản xuất với công nghệ vô trùng, vì vậy, sau khi bôi thuốc xong, bạn hãy đậy kín, bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp và để xa tầm tay trẻ em. Thông thường, các loại thuốc tra mỡ mắt đều có thời hạn sử dụng ngắn, khoảng 4 tuần kể từ khi mở nắp, bạn nên ghi nhớ ngày mở ống thuốc để tránh dùng thuốc hết hạn.
4. Lưu ý tác dụng phụ
Hầu hết, thuốc tra mắt đều có thành phần dịu nhẹ, an toàn nên ít gây ra tác dụng phụ. Một số trường hợp hiếm gặp có thể xảy ra tình trạng kích ứng như:
- Tầm nhìn bị mờ tạm thời.
- Mắt bị cay, có cảm giác châm chích, khó chịu.
- Phản ứng dị ứng: Đỏ mắt, ngứa mí mắt, sưng mặt, da phát ban,…
Khi gặp phải trường hợp này, nếu 2 – 3 ngày chưa thấy thuyên giảm, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
5. Một số lưu ý khác
- Không nên đeo kính áp tròng cho mắt bị bệnh trong thời gian điều trị và tránh dùng chung ống mỡ tra mắt với người khác.
- Nếu bác sĩ kê toa có cả thuốc nhỏ mắt và thuốc tra. Bạn hãy sử dụng thuốc nhỏ trước, đợi 5 phút rồi hãy bôi mỡ tra mắt.
- Một số ống thuốc mỡ tra mắt có chứa thành phần Corticosteroid, khi dùng trong thời gian dài có thể có thể gây ra các bệnh lý về mắt như: Đục thủy tinh thể, viêm loét giác mạc, bệnh tăng nhãn áp glocom,…
Ngoài ra, thuốc mỡ tra mắt còn có thể tương tác với nhóm kháng sinh: Quinolon và Ciprofloxacin gây ra tình trạng kết tủa trong mắt, có thể khiến – bệnh nhân có cảm giác sưng mí mắt, nhạy cảm với ánh sáng…
Thực phẩm hỗ trợ bảo vệ mắt từ bên trong
Trên thực tế, mắt luôn phải làm việc và bị đe dọa bởi nhiều tác nhân như: Tuổi tác, môi trường ô nhiễm, ánh sáng xanh (có trong ánh nắng mặt trời và các thiết bị điện tử),… khiến mắt suy yếu, dễ tổn thương võng mạc và thủy tinh thể nếu bảo vệ không đúng cách.
Song song với việc dùng thuốc mỡ tra mắt để điều trị các bệnh lý về mắt theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể bổ sung thêm các dưỡng chất có nguồn gốc từ thiên nhiên để hỗ trợ bảo vệ, nuôi dưỡng mắt khỏe từ sâu bên trong như Wit.
Wit với tinh chất quý Broccophane (chiết xuất từ một loại bông cải xanh giàu sulforaphane) được chứng minh có khả năng giúp tăng tổng hợp Thioredoxin một cách tự nhiên, bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể. Từ đó, hỗ trợ tăng cường thị lực, giảm mờ và nhòe mắt; giảm nguy cơ đục thủy tinh thể; cải thiện các chứng đau mắt, mỏi mắt…
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc mỡ tra mắt. Ngoài ra, để chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh bạn nên thực hiện thay đổi lối sống lành mạnh và chủ động bổ sung tinh chất chuyên biệt có trong WIT giúp bảo vệ mắt sáng khỏe tinh anh từ bên trong.